Những giải pháp nhằm giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo luôn được đề ra trong kế hoạch hàng ngày, hàng tuần của Đơn vị Thận nhân tạo, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên. Bởi, hơn ai hết, các bác sĩ rất thấu hiểu nỗi lo lắng của bệnh nhân nếu bị nhiễm COVID-19, bởi bản thân họ đang mang bệnh nền nguy hiểm.
Kết thúc ca chạy lọc máu đầu giờ sáng từ 6 giờ 30 phút - 10 giờ 30 phút, chuẩn bị cho ca hai, điều dưỡng trực gọi từng tốp 5 bệnh nhân vào làm thủ tục. Lần lượt từng bệnh nhân rửa tay kỹ tại bồn rửa tay bố trí phía trước hành lang khoa; sát khuẩn tay nhanh; thay đồ đồng phục bệnh nhân. Quy trình 3 vòng kiểm soát nghiêm ngặt bệnh nhân lọc máu chu kỳ tại khu đơn nguyên thận nhân tạo được thiết lập ngay đầu mùa dịch COVID-19.
BSCKII. Trịnh Hồng Nhựt , Trưởng Khoa hồi sức tích cực - Chống độc cho biết: Bệnh nhân suy thận mạn phải chạy thận nhân tạo có nhiều thời gian sinh sống trong cộng đồng ngoài sự kiểm soát của bệnh viện và tiếp xúc với nhiều nguồn dịch tễ khác nhau. Bên cạnh đó, những bệnh nhân này có đến 16 giờ mỗi tuần tiếp xúc với nhân viên y tế và bệnh nhân khác trong bệnh viện.
Theo bác sĩ Nhựt, bệnh nhân chạy thận nhân tạo có nhiều bệnh nền, là đối tượng có nguy cơ cao chuyển biến nặng nếu nhiễm COVID-19. Do đó, tại Đơn vị Thận nhân tạo, các bệnh nhân đang được bảo vệ tối đa bằng nhiều biện pháp, toàn bộ bệnh nhân được lập danh sách và quản lý hằng ngày. Tại buồng bệnh, duy nhất chỉ có bệnh nhân được vào.
ác bệnh nhân đang được bảo vệ tối đa bằng nhiều biện pháp.
7 năm nay, đều đặn các ngày thứ ba, năm, bảy trong tuần, bệnh nhân P.T.L., sinh năm 1997, trú tại phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vào Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên để lọc máu.
Trong quá trình chạy thận, bệnh nhân được các bác sĩ, điều dưỡng theo dõi sức khỏe liên tục; đồng thời tư vấn, dặn dò cách phòng, chống dịch COVID-19 khi ở viện cũng như khi về nhà, tránh tiếp xúc với người khác, không ra khỏi nhà khi không cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
Mới 24 tuổi nhưng bệnh nhân N.T.H.P., huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, đã có gần 5 năm chạy thận. Một tuần 3 lần, bệnh nhân phải có mặt tại bệnh viện để chạy thận.
Bệnh nhân chia sẻ: Thời gian trước, chạy thận xong là bệnh nhân đón xe về nhà. Hiện nay, do dịch COVID-19 đi lại khó khăn nên gần cả năm nay, bệnh nhân phải thuê nhà trọ gần bệnh viện để tiện cho việc đi lại.
Bắt đầu từ khi xuất hiện dịch COVID-19, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên đã có phương án để đảm bảo sức khỏe người bệnh như sắp xếp lại cơ sở hạ tầng, phân loại bệnh nhân như bệnh nhân sau điều trị COVID-19 khỏe lại, bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ, bệnh nhân mới về từ các tỉnh, thành, đều được đưa vào phòng cách ly tại khoa để tầm soát, kết quả âm tính với SARS-CoV-2 cũng phải bố trí chạy lọc máu ca cuối ngày. Trường hợp từ vùng có dịch COVID-19 về, được đưa vào khu điều trị cách ly (khoa Truyền nhiễm) của bệnh viện để tầm soát, kết quả âm tính SARS-CoV-2 mới được đưa trở lại đơn vị thận nhân tạo của Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc để chạy ca cuối ngày.
Đơn vị Thận nhân tạo, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc hoạt động từ năm 2008 đến nay. Đơn vị hiện có 22 máy lọc thận, 18 cán bộ y tế. Máy lọc máu chạy liên tục 4 đến 5 ca/ngày (mỗi ca khoảng 4 tiếng), một lần lọc thường 22 - 23 người, bình quân 100 bệnh nhân mỗi ngày. Hầu hết các bệnh nhân đều chạy thận 3 lần trong tuần nên cứ cách một ngày là các bệnh nhân này lại phải có mặt tại bệnh viện để điều trị.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Ngày 5/1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có thông tin về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người human metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc.
VTV.vn - Tính đến hết tháng 11 năm 2024, toàn tỉnh Hải Dương có 15.027 người nghi lao được xét nghiệm đờm soi trực tiếp, phát hiện 1.046 bệnh nhân lao các thể.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Khoa Nội nhi Tổng hợp - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã khám và điều trị nhiều trường hợp bệnh nhi bị bệnh viêm mao mạch dị ứng (Schonlein Henoch).
VTV.vn - Đó là cơ sở gắn biển hiệu "Đông Y Hồng Lý" tại địa chỉ số 517 Bình Thành, Khu phố 2, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân.
VTV.vn - Dịp cận Tết Nguyên đán là thời điểm các dịch bệnh dễ bùng phát, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa.
VTV.vn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận bé trai 4 tuổi, trú tại tỉnh Bình Phước, đến khám và nhập viện vì tình trạng táo bón kéo dài.
VTV.vn - Tim, gan, giác mạc và thận được hiến từ người phụ nữ 63 tuổi chết não đã được lấy và ghép cho các người bệnh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Chợ Rẫy.
VTV.vn - Tại tỉnh Khánh Hòa, trong vòng chưa tới 1 tháng, có 3 trường hợp bị thương nặng do tự chế pháo nổ phải vào bệnh viện điều trị.
VTV.vn - Tất cả 4 nạn nhân nặng vụ phóng hoả tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng đã tự thở tốt và đang trong quá trình hồi phục.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024.
VTV.vn - Nghĩ rằng mật cá trắm có công dụng tốt cho sức khỏe, 2 người đàn ông khi mua cá trắm từ chợ về làm thịt đã lấy mật cá trắm uống.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản cảnh báo người dân không mua bán, sử dụng 2 loại thuốc giả là Clorocid TW3 và Tetracyclin TW3.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, tình hình dịch sởi trên địa bàn còn diễn biến phức tạp, đến ngày 30/12, toàn tỉnh ghi nhận hơn 7.000 ca mắc, trong đó có 3 ca tử vong.
VTV.vn - Tai nạn xảy ra khi người đàn ông này điều khiển xe cuốc rẫy và va chạm với tổ ong vò vẽ, khiến đàn ong bay vào đốt ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành công văn gửi các đơn vị trực thuộc về việc đảm bảo công tác y tế trong dịp nghỉ Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ.