Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có 3 giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao đó là thời kỳ bào thai, giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi và giai đoạn dậy thì (10 - 16 tuổi đối với bé gái và 12 - 18 tuổi đối với bé trai):
- Giai đoạn 9 tháng bào thai: nếu mẹ bầu được đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tốt trong thời gian này, tăng cân từ 10 - 20 kg thì chiều cao trung bình của bé khi ra đời là 50cm.
- Giai đoạn sơ sinh - 3 tuổi: trong năm đầu tiên bé sẽ tăng 25cm, 2 năm tiếp bé sẽ tăng lên 10cm mỗi năm trong điều kiện dinh dưỡng tốt. Đây là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ.
- Giai đoạn dậy thì: trong 1 - 2 năm bất kỳ của độ tuổi này, chiều cao của bé tăng nhanh từ 8 - 12cm, sau đó chiều cao sẽ tăng nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì. Do vậy trong giai đoạn này, cha mẹ cần chú trọng đảm bảo chế dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng, đặc biệt là canxi cùng các dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần ngăn ngừa tình trạng dậy thì sớm, một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển chiều cao ở trẻ vị thành niên.
Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, ở giai đoạn dậy thì, dinh dưỡng cần phải có đủ năng lượng. Bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: đạm (chiếm 10 - 15% tổng năng lượng), tinh bột (chiếm 60 - 65% tổng năng lượng), chất béo (chiếm 10% tổng năng lượng) và vitamin - khoáng chất.
Để phát triển nhanh và tối đa chiều cao, thì chế độ dinh dưỡng cần cung cấp đủ canxi (vì đây là thành phần chính cấu thành xương và răng của trẻ), DHA (giúp phát triển trí não, bảo vệ mắt, giúp duy trì và tăng khối lượng xương), các khoáng chất khác tham gia cấu tạo xương như magie, mangan, đồng, kẽm, boron, silic… Đặc biệt là collagen (được chuyển hóa từ đạm), là nơi để canxi gắn vào và chondroitin giúp tăng tạo sụn, tăng hoạt dịch khớp, kích thích xương dài ra nhanh hơn.
Canxi là quan trọng nhất với chiều cao. Canxi lấy từ thức ăn, từ tự nhiên và canxi dạng nano là dễ hấp thu nhất và ít tác dụng phụ nhất. Cung cấp đủ canxi là điều kiện cần giúp trẻ phát triển chiều cao nhanh. Tuy nhiên, điều kiện đủ là canxi phải được hấp thu và vận chuyển vào tận xương mới phát huy hết tác dụng. Để bổ sung canxi hiệu quả, trước hết cần phải kết hợp vitamin D để giúp canxi hấp thu được qua thành ruột để vào máu. Nếu không có vitamin D thì chỉ có khoảng 10% lượng canxi bổ sung được hấp thu vào máu và 90% canxi còn lại sẽ lắng đọng lại ở ruột, thận hoặc đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, có vitamin D rồi, thì cơ thể cũng chỉ hấp thu tối đa được khoảng 40% canxi. Hành trình đến đích cuối của canxi chỉ "trọn vẹn" khi có MK7.
MK7 là vitamin K2 duy nhất có nguồn gốc tự nhiên, giữ vai trò chở canxi từ máu vào tận trong xương đồng thời lấy canxi dư thừa ở những chỗ không cần như mạch máu, mô mềm… đưa đến nơi cần là xương, răng. Bên cạnh đó, MK7 còn giúp ức chế tế bào hủy xương, nhờ đó giúp làm chậm quá trình mất xương và kích thích tế bào tạo xương, bởi vậy giúp xương trẻ dài nhanh để tăng chiều cao tối đa và người trưởng thành có xương chắc khỏe. MK7 còn tăng sinh collagen giúp xương không chỉ dài nhanh mà còn dẻo dai.
Hiện nay, có nhiều phụ huynh sử dụng hormone tăng trưởng GH để tăng chiều cao cho trẻ. Sử dụng hormone tăng trưởng GH trẻ có thể tăng chiều cao tới 10cm, nhưng đây cũng là cách tăng chiều cao tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hormone GH là hormone kích thích sự phát triển do tủy sau của tuyến yên tiết ra, có tác dụng chuyển hóa protein, phân giải mô mỡ, tăng các khối cơ, di chuyển đặc biệt kích thích sự phát triển của xương. Hormone này nếu điều trị không đúng chỉ định thì sẽ gây phản tác dụng. Nếu trẻ không thiếu hormone GH mà bổ sung vào thì sẽ gây thừa và dẫn tới nhiều biến chứng như bị to phần chi, thậm chí phát triển các khối u trong cơ thể và khiến cho các khối u này phát triển rất nhanh. Đặc biệt gây tăng huyết áp, tăng áp lực ở sọ dẫn đến căng dây thần kinh, thậm chí xuất huyết.
Việc sử dụng hormone GH chỉ dùng đối với trẻ có cơ thể bị thiếu hormone này và phải có chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ. Việc điều trị thiếu hormone tăng trưởng phải được điều trị từ sớm, tốt nhất trước 5 tuổi, muộn nhất phải trước 10 tuổi. Còn khi trẻ đã bước vào độ tuổi tiền dậy thì, nhất là sau khi đã dậy thì, việc điều trị bằng bổ sung hormone tăng trưởng GH không có tác dụng.
Cũng theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, chiều cao của con người ảnh hưởng bởi các yếu tố: dinh dưỡng (32%); di truyền (23%); rèn luyện thể lực (20%); môi trường sống, ánh nắng, bệnh tật, giấc ngủ... Tuy nhiên, giải pháp dinh dưỡng để tăng trưởng chiều cao được coi là an toàn và đơn giản hơn cả. Dinh dưỡng đóng góp tới hơn 30% trong việc phát triển chiều cao cho trẻ, cùng với đó là tập thể dục thể thao và có thói quen đi ngủ đúng giờ.
Hoạt động ngoài trời rất quan trọng đối với việc củng cố chất lượng bộ xương, giúp tăng phát triển chiều cao. Ngoài việc tham gia tập luyện thể thao đúng và tích cực, cần phải kiên trì tập luyện đều đặn mỗi ngày ít nhất 30 phút. Điều này sẽ giúp kích thích cơ thể sản xuất lượng hormone tăng trưởng tự nhiên nhiều hơn cũng như giúp sụn xương sinh ra nhiều, nhờ đó xương sẽ dài nhanh.
Ngủ đủ giấc đóng vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao. Ở tuổi dậy thì, trẻ cần ngủ đủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày. Bên cạnh ngủ đủ giấc, trẻ nên đi ngủ trước 22 giờ đêm, một giấc ngủ sâu từ 22 giờ đến 3 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng nhiều nhất, giúp tăng hấp thu canxi, kích thích xương dài ra và phát triển thể chất toàn diện.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Nam sinh 16 tuổi (Long An) đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An với khối sưng lớn ở vùng cổ bên trái.
VTV.vn - Khoa Ngoại, Trung tâm Y tế Tân Sơn (Phú Thọ) vừa tiếp nhận ca bệnh nhiễm trùng hoại tử ngón 5 bàn chân trái rất nặng do biến chứng đái tháo đường.
VTV.vn - Điều chỉnh này không làm ảnh hưởng đến các đối tượng được BHYT chi trả 100%.
VTV.vn - Đây là trường hợp bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp vừa được Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) tiếp nhận điều trị vì bị kích ứng sau uống nước củ ráy.
VTV.vn - Một bé trai gần 2 tuổi phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch, vật vã, kích thích, sốt cao, tinh thần lơ mơ, không tỉnh táo.
VTV.vn - Mang điện thoại vào nhà vệ sinh và ngồi lâu trên bồn cầu là thói quen phổ biến. Tuy nhiên, ngồi quá lâu sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ và làm yếu cơ sàn chậu.
VTV.vn - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh hiện vẫn tăng cao.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa tiếp nhận điều trị cho 2 bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn hoa chuông.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 3.
VTV.vn - Nhằm nâng cao hiệu quả KCB cho người dân, ngành Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang đầu tư các trang thiết bị hiện đại, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực.
VTV.vn - Lutemax 2020 – Một phức hợp độc quyền tiên tiến được phát triển từ thiên nhiên, mang đến giải pháp toàn diện giúp bảo vệ đôi mắt trước những tác hại của cuộc sống số hóa.
VTV.vn - “Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) có cải tiến - Đề xuất cho khoa Sản, Bệnh viện ĐH Phenikaa” là dự án khởi nghiệp của 5 sinh viên trường ĐH Phenikaa.
VTV.vn - Theo nghiên cứu gần đây, ớt bột, một loại gia vị chủ yếu trong các căn bếp trên toàn thế giới, không chỉ giúp tăng hương vị mà còn tốt cho sức khỏe.
VTV.vn - Khoa Chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nối bàn tay phải bị đứt rời cho nữ bệnh nhân bị tai nạn sinh hoạt.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 45/2024.