Hà Nội đang bắt đầu bước vào mùa mưa lũ, đề phòng dịch bệnh cũng như các vấn đề về mất vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) có thể xảy ra, ngành Y tế Hà Nội đã có nhiều chỉ đạo các đơn vị để triển khai các biện pháp phòng chống trước, trong và sau khi xảy ra bão lụt.
Cụ thể, trước khi có bão lụt, công tác truyền thông được đặt lên hàng đầu. Các đơn vị ngành Y tế cần tuyên truyền, hướng dẫn người dân tại các vùng có nguy cơ xảy ra bão lụt chủ động dự trữ các loại lương thực, thực phẩm chế biến sẵn, nước uống đóng chai, các hóa chất sát khuẩn nước của ngành y tế. Cùng với đó, các đơn vị thành lập đội cơ động phòng chống dịch và phòng chống thiên tai thảm họa; chuẩn bị thuốc, hóa chất…để hỗ trợ các vùng bị bão lụt và thảm họa khi có yêu cầu.
Khi đã xảy ra bão lụt cần kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, đảm bảo không sử dụng gia súc, gia cầm, thủy sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân để chế biến thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình trạng khan hiếm thực phẩm để đưa ra thị trường các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Cử cán bộ y tế đến vùng lũ lụt để chỉ đạo toàn diện công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, duy trì lực lượng y tế tăng cường thường trực tại các địa phương bị ảnh hưởng nặng do lũ lụt cho đến khi tình hình ổn định. Các cơ sở khám chữa bệnh đảm bảo đầy đủ các điều kiện để cấp cứu, điều trị khi xảy ra ngộ độc hàng loạt, dịch bệnh bùng phát trên địa bàn.
Công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh vào thời điểm sau bão lụt để người dân biết cách vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, công trình công cộng bị ô nhiễm. Ngành y tế tích cực triển khai các biện pháp phòng bệnh thường gặp sau lũ lụt như tiêu chảy, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, tả, lỵ, thương hàn. Các đơn vị chức năng tích cực kiểm tra an toàn thực phẩm, an toàn nguồn nước. Đặc biệt các đơn vị y tế cần phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương để xử lý triệt để khi có ngộ độc thực phẩm, các ổ dịch bệnh phát sinh sau bão lụt.
Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, môi trường sau những đợt bão lụt dễ ô nhiễm nặng nề bởi xác động vật, thực vật phân hủy, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển mạnh. Úng ngập khiến nước tràn khắp nơi, đặc biệt là nước từ các hố ga, nhà vệ sinh công cộng, khu vực chứa nước thải sinh hoạt, hóa chất, xăng dầu, nước thải từ các khu công nghiệp... Dòng nước thải bẩn này dễ lẫn vào các bể nước ăn, nước sinh hoạt của người dân.
Sau bão lũ, có hai nhóm bệnh lớn thường bùng phát trong các khu vực dân cư. Thứ nhất là nhóm bệnh phát sinh trực tiếp từ các nguồn bệnh trong vùng bão lũ. Bao gồm một số bệnh da liễu như nấm kẽ chân, nấm móng; viêm kẽ ngón tay, ngón chân (dân gian gọi là "nước ăn chân"); mẩn ngứa; viêm da… Tiếp theo là các bệnh đường tiêu hóa hay gặp như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do vi khuẩn. Viêm gan virut A, E, một số các bệnh như đau mắt đỏ, viêm tai giữa nhiễm khuẩn… cũng dễ xảy ra trong các khu vực bị ngập lụt.
Thứ hai là nhóm các bệnh phát sinh do các vector truyền bệnh phát sinh mạnh sau bão lũ. Đây là các bệnh rất dễ lây và bùng phát dịch trên diện rộng. Điển hình trong số này là bệnh sốt xuất huyết, sốt do virut thường và sốt rét. Nguồn nước tù đọng, thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho muỗi và virus sinh sôi nảy nở chính là nguyên nhân gây bệnh cho người.
Để phòng bệnh, người dân cần chú ý một số điều sau: Trước khi bão lũ xảy ra, nên có một kế hoạch dự trữ nguồn nước và thực phẩm sạch như xây các bể kín dự trữ nước, phổ biến những quy trình xử lý nước sông suối tạo nước sạch cũng như các biện pháp cất giữ rau củ, quả trong nhiều ngày.
Đặc biệt, vấn đề vệ sinh (đại, tiểu tiện), xử lý nước thải sinh hoạt trong khi bão lũ phải được dự tính từ trước. Khi bão lũ đang xảy ra, người dân nên tuân thủ đúng các qui trình vệ sinh an toàn thực phẩm và sinh hoạt hàng ngày. Sau bão lũ, tập trung tổng vệ sinh nhà cửa, thau rửa bể, giếng khơi, làm sạch nguồn nước bằng phèn chua hoặc cloramin…
Chôn xác súc vật chết, lá cây, thân cây thối rữa, rắc vôi bột, khơi thông cống rãnh tránh úng ngập, luôn tuân thủ việc ăn chín, uống sôi, không tắm rửa ở ao hồ, sông ngòi và
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.