Ăn bao nhiêu là đủ?
Theo các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), sau sinh, phần lớn những bà mẹ cần từ 1.800 đến 2.200 calo mỗi ngày và hơn 500 calo nữa (tương đương 3 chén cơm mỗi ngày) nếu cho con bú sữa mẹ. Trường hợp bạn thiếu cân hoặc sinh nhiều hơn một con, thì con số thậm chí còn phải cao hơn nữa.
Để đạt được nhu cầu năng lượng này, bạn cần:
- Ăn tăng bữa: khẩu phần cả ngày của bà mẹ đang nuôi con bú nên được chia làm nhiều bữa (3-6 bữa/ngày, gồm 3 bữa chính và các bữa phụ).
- Ăn đa dạng: bữa ăn cần đa dạng các loại thực phẩm với 4 nhóm chất: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất.
- Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết: ngay sau khi sinh hoặc chậm nhất trong vòng 1 tháng đầu sau sinh, bà mẹ được khuyên dùng 1 viên vitamin A liều cao (200.000UI). Ngoài ra, các bà mẹ vẫn nên tiếp tục sử dụng viên sắt hoặc viên đa vi chất (ít nhất là duy trì 1 tháng đầu sau sinh).
Nên ăn những loại thực phẩm nào?
Bạn không cần ăn loại thực phẩm đặc biệt nào cả. Chỉ cần cố gắng tuân thủ chế độ ăn cân bằng - tức là phối hợp nhiều loại thực phẩm lành mạnh khác nhau, bao gồm:
- Tinh bột: như cơm, phở, mì, bánh mì, khoai tây…
- Các sản phẩm từ sữa: như sữa chua, sữa tươi.
- Chất béo: Để đảm bảo chất lượng sữa cho bé, bạn cần bổ sung chất béo lành mạnh cho cơ thể từ dầu cá, các loại hạt, các loại cá vùng biển lạnh như cá hồi.
- Protein: Bữa ăn của bạn cần được bảo đảm đủ những chất protein động vật (thịt, cá, trứng, sữa...) và thực vật (các loại đậu, mè, ngũ cốc...).
- Rau củ và trái cây: hãy tăng cường nhiều rau củ và trái cây vào chế độ ăn hàng ngày của bạn để được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết, đồng thời đủ chất xơ để tránh táo bón.
- Nhu cầu về nước: bà mẹ đang nuôi con bú cần uống đủ nước, trung bình khoảng 2,0 - 2,5 lít nước/ngày (tương đương với 12 đến 15 cốc nước). Bạn có thể nhận thấy tình trạng thiếu nước của cơ thể dựa vào nước tiểu: nếu nước tiểu vàng đậm hay có mùi mạnh, bạn cần phải uống nước nhiều hơn.
Một số lưu ý khác về dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
- Sau khi sinh, bạn không nên kiêng khem khắt khe mà ngược lại, cần ăn uống đầy đủ, đa dạng để cơ thể được cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất.
- Sinh nở khiến bạn mất một lượng máu lớn, dẫn đến hiện tượng thiếu máu, thiếu sắt. Vì vậy, cần bổ sung sắt trong chế độ ăn hàng ngày.
Sắt có nguồn gốc động vật: có trong các loại thực phẩm như gan, thịt bò, thịt gà, hải sản có vỏ cứng, trứng…
Sắt có nguồn gốc thực vật: từ đậu phụ, các loại đậu, rau sẫm màu (cải bó xôi, bông cải xanh, rau cải ngọt…).
- Khi cho con bú, các loại thực phẩm bạn ăn có thể truyền qua nguồn sữa cho bé. Vì vậy hãy cẩn thận với các loại thực phẩm như:
Rượu bia: hệ tiêu hóa và hệ thần kinh của bé còn rất non nớt, cần được bảo vệ khỏi bất kỳ lượng rượu bia nào dù nhỏ.
Trà, cà phê: không nên uống quá nhiều loại thức uống này khi đang cho con bú, bởi chúng chứa chất kích thích có thể khiến bé bứt rứt, khó chịu, không ngủ được.
Cá chứa thủy ngân: thủy ngân trong sữa mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của bé, vì vậy nên hạn chế ăn những loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá ngừ, cá kiếm, cá mập.
Bạn cần theo dõi phản ứng của bé sau khi bạn ăn một loại thực phẩm nào đó, bởi có thể chúng khiến bé bị dị ứng với những biểu hiện như:
- Không bú tốt, không tăng cân đều.
- Tiêu chảy, khó tiêu.
- Nổi mẩn đỏ (quanh miệng, ở má, nếp gấp tay hay chân…).
- Sưng mắt, môi hay mặt.
- Chảy nước mũi.
- Nôn trớ.
Mỗi bé có thể nhạy cảm với những loại thực phẩm khác nhau. Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng gồm: thịt bò, sữa bò, trứng, các loại động vật vỏ cứng như sò, tôm, cua,…
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa xảy ra 1 trường hợp tử vong do mắc bệnh dại và 5 trường hợp khác bị chó cắn dương tính với virus dại.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa tiếp nhận điều trị cho một trường hợp bé gái bị viêm màng não.
VTV.vn - Khoảng 3 tuần trước khi nhập viện, bé gái 2 tháng tuổi, dân tộc Mông, ở Văn Chấn, Yên Bái xuất hiện dấu hiệu ban đầu với ban sẩn đỏ rải rác ở vùng mông.
VTV.vn - Đó là chỉ đạo của PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cũng như tinh thần của toàn thể các chuyên gia đầu ngành, y bác sĩ bệnh viện.
VTV.vn - Người phụ nữ 25 tuổi, ở Hà Nội, bị biến dạng mũi, thủng mũi do căng chỉ nâng mũi sau 3 tháng thực hiện tại một cơ sở làm đẹp gần nhà.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận liên tiếp các ca bị đột quỵ. So với năm ngoái, mùa Đông năm nay số ca đột quỵ nhập viện đang gia tăng.
VTV.vn - Theo báo cáo, nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi tại Đồng Nai chiếm 12%, CDC Đồng Nai đề xuất mở rộng tiêm vaccine phòng sởi cho nhóm đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.
VTV.vn - Việc sở hữu một gương mặt thon gọn, thanh tú, hài hòa đường nét là mơ ước của các chị em. Không ai sinh ra đã được “trời ban” cho vẻ đẹp hoàn hảo, vậy đâu là giải pháp?
VTV.vn - Cụ bà 85 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng bị viêm phúc mạc toàn thể do thủng ổ loét dạ dày tá tràng được đưa đến cấp cứu muộn.
VTV.vn - Theo báo cáo từ Trung tâm Y tế TP Biên Hòa (Đồng Nai), trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận trường hợp bệnh nhi 12 tuổi tại phường Long Bình Tân mắc bệnh não mô cầu.
VTV.vn - Chỉ chưa đầy một tuần (từ ngày 14-18/12), trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã liên tiếp ghi nhận 5 bệnh nhi bị đa chấn thương do nổ pháo tự chế.
VTV.vn - Trong nhiều thế kỷ, rong biển chứa fucoidan đã được đánh giá cao vì đặc tính dinh dưỡng và trị liệu của chúng.
VTV.vn - Care For Việt Nam tham gia chương trình khám sàng lọc, phát hiện sớm, tư vấn đái tháo đường và tặng quà cho hơn 1.000 người dân tại 3 tỉnh Lào Cai, Nghệ An và Hà Nội.
VTV.vn - Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và Tạo hình - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận bệnh nhân nam 72 tuổi, bị chó cắn vào vùng mặt đứt rời phần môi dưới.
VTV.vn - Thời gian gần đây, tình trạng người bệnh bị xuất huyết não nhập viện tăng cao tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ).