Đối tượng nào có nguy cơ mắc sởi?

SK&ĐS, icon
10:16 ngày 16/04/2014

Sởi là một bệnh nghiêm trọng, dễ lây gây ra bởi một loại virus và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em trên toàn cầu, mặc dù đã có vacxin an toàn và hiệu quả.

Trẻ em không được tiêm vacxin phòng bệnh có nguy cơ mắc sởi cao nhất. (Ảnh minh họa)

Ai có nguy cơ?

Trẻ em không được tiêm vacxin phòng bệnh có nguy cơ mắc sởi và các biến chứng cao nhất, bao gồm cả tử vong. Phụ nữ mang thai không được tiêm phòng cũng có nguy cơ. Bất cứ ai không có miễn dịch (người chưa được tiêm phòng hoặc đã được tiêm phòng nhưng không tạo được miễn dịch) đều có thể mắc sởi.

Sởi vẫn còn phổ biến ở nhiều nước đang phát triển – đặc biệt là ở một số vùng ở châu Phi và châu Á. Hơn 20 triệu người bị ảnh hưởng bởi bệnh sởi mỗi năm. Đại đa số (95%) các trường hợp tử vong do sởi xảy ra ở các nước có thu nhập bình quân đầu người thấp và cơ sở hạ tầng y tế yếu kém.

Sởi lây truyền như thế nào?

Bệnh sởi gây ra bởi một loại virus trong họ paramyxovirus. Virus sởi thường phát triển trong tế bào lót ở phía sau của họng và phổi. Sởi là một bệnh ở người và vẫn chưa biết có xảy ra ở động vật hay không.

Virus rất dễ lây qua ho và hắt hơi, tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết nhiễm bệnh của mũi hoặc họng.

Virus vẫn hoạt động và dễ lây trong không khí hoặc trên các bề mặt bị nhiễm trong gần hai giờ đồng hồ. Nó có thể lây truyền từ người mắc bệnh trong vòng bốn ngày trước khi bắt đầu phát ban cho tới bốn ngày sau khi phát ban.

Dịch sởi có thể có thể phát triển thành vụ dịch lớn làm nhiều người tử vong, đặc biệt là giới trẻ, trẻ em suy dinh dưỡng. Ở những nước mà dịch sởi đã gần như được xóa sổ thì các trường hợp nhiễm bệnh đến từ các nước khác có dịch sẽ là nguồn lây nhiễm quan trọng.
Cùng chuyên mục