Ghép tế bào gốc tạo máu cho bệnh nhân xơ cứng rải rác đầu tiên

Ban Thời sự, icon
10:05 ngày 12/01/2020

VTV.vn - Mới đây, bệnh viện đa khoa Vinmec vừa thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc tạo máu tự thân cho một bệnh nhân nữ 30 tuổi mắc xơ cứng thần kinh rải rác.

Xơ cứng thần kinh rải rác là một loại bệnh tự miễn khi cơ thể tự sinh ra chất chống lại hệ miễn dịch, hình thành các đám xơ ở não, tủy sống, dẫn đến liệt, mờ mắt. Dù chữa bằng thuốc cũng liên tục tái phát. Để hướng tới việc điều trị hiệu quả, đội ngũ chuyên gia bệnh viện đa khoa Vinmec vừa thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu tự thân cho một bệnh nhân nữ 30 tuổi. Đây cũng là ca ghép tế bào gốc cho trường hợp xơ cứng rải rác đầu tiên tại Việt Nam.

Bệnh nhân này mới được phát hiện ra bệnh xơ cứng rải rác lúc 21 tuổi. Suốt 9 năm qua, bệnh nhân phải chống chọi bệnh rất khó khăn. Có lúc đã bị liệt toàn thân, liên tục lọc máu. Việc điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch rất tốn kém, kéo dài, lại liên tục tái phát. May mắn đã đến với cô gái này khi là người đầu tiên ghép tế bào gốc tạo máu tại bệnh viện Vinmec, sau thời gian đơn vị nghiên cứu hiệu quả của phương pháp này tại Mỹ và một số nước châu Âu. 

Đầu tiên dùng thuốc kích thích tế bào gốc tạo máu từ tủy xương rồi lấy ra để lưu trữ. Sau đó, dùng thuốc làm tê liệt hệ miễn dịch của cơ thể rồi tiến hành ghép tế bào gốc. Vì ghép tế bào gốc tạo máu tự thân rất phức tạp và là điều trị rủi ro, các bác sỹ phải rất cẩn trọng từng chi tiết. Ca ghép đã ngăn chặn, kiểm soát được nguy cơ nhiễm trùng cũng như tác dụng phụ sau khi truyền hóa chất liều cao.

Ca ghép thành công ngoài mong đợi của cả bệnh nhân và bác sỹ. Trường hợp đầu tiên này mở ra cơ hội điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân xơ cứng rải rác cũng như các bệnh tự miễn khác. Trước tiên giúp họ thoát khỏi cảnh trở thành người tàn phế.

Ca ghép tế bào giác mạc sử dụng tế bào gốc đa năng nhân tạo Ca ghép tế bào giác mạc sử dụng tế bào gốc đa năng nhân tạo

VTV.vn - Một nhóm nghiên cứu của trường Đại học Osaka (Nhật Bản) đã thực hiện thành công ca ghép đầu tiên các tế bào giác mạc sử dụng tế bào gốc đa năng nhân tạo (iPS).

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục