Một tuần trước khi vào viện, ông P.C.H., 82 tuổi, trú tại phường Hoành Bồ, Quảng Ninh xuất hiện tình trạng đau vùng hạ sườn phải, nổi mụn phỏng nước, đau thượng vị. Ông H. tự điều trị tại nhà nhưng không đỡ nên đã vào Bệnh viện Bãi Cháy khám và được chẩn đoán mắc bệnh zona sườn lưng phải. Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đỡ đau và nốt phỏng nước đã đóng vảy.
Theo BSCKI. Nguyễn Thị Minh Phượng, Khoa Nội tổng hợp, bệnh zona thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng xảy ra ở người lớn nhiều hơn, có tới gần 70% người bị zona trên 45 tuổi, gần 5% trường hợp trẻ dưới 15 tuổi. Ngoài ra, những người có sức đề kháng kém hoặc đang dùng các hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư, thuốc ức chế miễn dịch, người suy giảm miễn dịch... là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.
Một bệnh nhân nữ mắc zona. Ảnh: BVCC
Bệnh zona là một bệnh nhiễm trùng do virus varicella-zoster gây ra, đây cũng là loại virus gây bệnh thủy đậu. Triệu chứng của bệnh zona thường bắt đầu với những cảm giác bất thường như ngứa, rát hoặc ngứa ran ở một vùng da ở một bên cơ thể. Một số người cũng bị sốt, mệt mỏi hoặc đau đầu. Trong vòng 1- 2 ngày, phát ban mụn nước xuất hiện ở một bên của cơ thể. Ban thường mọc ở ngực, bụng và lưng. Tuy nhiên, ban có thể xuất hiện trên hầu hết các bộ phận của cơ thể. Nếu ban mọc gần mắt, nó có thể ảnh hưởng vĩnh viễn đến thị lực nếu không được điều trị.
Cơn đau của bệnh zona có thể nhẹ hoặc dữ dội và bỏng rát. Đau có thể bắt đầu vài ngày trước khi phát ban xuất hiện. Cơn đau chỉ giới hạn ở các phần da bị ảnh hưởng bởi phát ban, nhưng nó có thể nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày và giấc ngủ. Đau thường nặng hơn ở người lớn tuổi.
Trong vòng 3 đến 4 ngày, các mụn nước zona có thể trở thành vết loét hở. Ở những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, vết loét sẽ đóng vảy và không còn lây nhiễm vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 và phát ban thường biến mất trong vòng 3 - 4 tuần. Sẹo và thay đổi màu da có thể tồn tại lâu sau khi bệnh zona đã khỏi.
Hầu hết các trường hợp, bệnh zona sẽ tự khỏi mà không gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe lâu dài nào. Tuy nhiên, tình trạng này có thể liên quan đến các biến chứng thường gặp là rối loạn cảm giác, đau dây thần kinh sau khi tổn thương ngoài da đã khỏi.
Ban zona có thể xuất hiện trên hầu hết các bộ phận của cơ thể. Ảnh: BVCC
Cũng theo bác sĩ Phượng, bệnh zona nếu không điều trị đúng, kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng và thường gặp nhất là đau dây thần kinh sau zona, nhất là ở người cao tuổi. Các cơn đau đôi khi kéo dài cả năm sau khi vết thương trên da đã lành. Nhiều trường hợp bị biến chứng gây bội nhiễm da, tạo thành mụn mủ loét sâu, viêm màng não, viêm tụy cắt ngang, xuất huyết giảm tiểu cầu... đồ điều trị bệnh muộn và sai cách. Nguy hiểm hơn khi zona tấn công dây thần kinh tam thoa ở mặt, mụn nước sẽ mọc trên mặt, trong miệng và mắt, tổn thương vào dây thần kinh thị giác sẽ gây mù mắt, bệnh tấn công vào tai có thể làm giảm thính lực.
Bác sĩ Phượng khuyến cáo: Đối với người bệnh cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị. Tuyệt đối không điều trị theo mách bảo như: đắp đỗ xanh, gạo nếp hoặc các lá thuốc nam, ngậm rồi phun một loại chất lỏng lên vùng tổn thương da. Cách làm đó không chữa được bệnh mà còn tăng nguy cơ bội nhiễm da, gây loét, kích ứng da...
Zona thường gây bệnh khi cơ thể bị suy giảm sức đề kháng, một số trường hợp có HIV và zona là một trong những biểu hiện khi bệnh chuyển sang giai đoạn muộn. Do đó, để phòng bệnh mọi người cần phải giữ cơ thể khỏe mạnh bằng chế độ ăn uống, tập thể dục, lối sống và sinh hoạt lành mạnh.
Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh zona nên tiêm phòng vaccine thủy đậu, ngừa virus Varicella Zoster. Hiện các loại vaccine phòng thủy đậu có hiệu quả phòng bệnh lên đến 97% và ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh zona.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Nam bệnh nhân 56 tuổi (Hà Tĩnh) nhập Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.
VTV.vn - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, 10 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh có 3 trường hợp bệnh nhân sốt rét ngoại lai tại Ea Kar và M’Đrắk.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận và lấy dị vật xiên que (dài khoảng 8cm) đâm từ mũi đến hốc mắt của một bé gái 5 tuổi.
VTV.vn - Sau 6 giờ phẫu thuật, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã nối thành công "của quý" của nam thanh niên đã chính tay cắt nát trong lúc hoang tưởng ảo giác.
VTV.vn - Ngày 4/11/2024, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang (Khánh Hòa) đã đưa vào sử dụng hệ thống Hệ thống CTScan GE Revolution Apex 1975.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy, hơn một nửa dân số thế giới không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe bao gồm: canxi, sắt, vitamin C và E.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn gửi các bệnh viện trên địa bàn thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
VTV.vn - Bác sĩ Katy Bowman, tác giả cuốn My Perfect Movement Plan, cho rằng ngồi từ 8-10 tiếng mỗi ngày sẽ khiến bạn già đi nhanh hơn.
VTV.vn - Người bệnh B.T.V. (nữ, 46 tuổi, xã Quảng Yên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng đau nhiều vùng bụng dưới, ấn đau tức.
VTV.vn - Đây là cơ sở khiến 80 học sinh, sinh viên tại Trường Cao đẳng Lào Cai bị ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Trong tuần qua (25-31/10), toàn thành phố ghi nhận 612 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 110 trường hợp so với tuần trước.
VTV.vn - Mang thai ngoài ý muốn ở độ tuổi vị thành niên để lại rất nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý và kinh tế.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân 53 tuổi bị sốc phản vệ nghiêm trọng ngay tại nhà sau khi sử dụng Thiamazol.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có cảnh báo về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS có chứa chất cấm Sibutramine, Phenolphtalein.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa lấy ra búi giun đũa với hơn 100 con lớn, nhỏ trong ruột của nam bệnh nhi 2,5 tuổi, kịp thời cứu người bệnh khỏi cơn nguy kịch.