Hệ miễn dịch có thể "ghi nhớ" thông tin về virus SARS-CoV-2

Nhật Anh, icon
12:44 ngày 19/08/2020

VTV.vn - Một nghiên cứu mới cho thấy: tế bào hệ miễn dịch ở người từng mắc COVID-19 có khả năng lưu giữ thông tin về virus SARS-CoV-2 để có thể chống lại chúng sau này.

Hình: CNN

Theo Thời báo New York, các nhà khoa học đã ghi lại phản ứng miễn dịch của cơ thể với virus này và đã nhận thấy những tín hiệu về khả năng miễn dịch lâu dài, ngay cả ở bệnh nhân mới tỏ triệu chứng nhẹ. Các kháng thể chống lại bệnh tật, hay còn được gọi là tế bào B và tế bào T có khả năng nhận dạng virus này, đều hiện hữu nhiều tháng sau khi khỏi bệnh.

Mặc dù không thể dự báo hệ miễn dịch này sẽ kéo dài bao lâu, nhưng nhiều chuyên gia nhận định dữ liệu trên đủ cho thấy những tế bào của cơ thể có thể làm việc để tránh được virus này nếu phải "chạm trán" trở lại.

Tiến sĩ Marion Pepper, chuyên gia về hệ miễn dịch thuộc trường Đại học Washington (Mỹ), nhận định: Vẫn chưa thể xác nhận hoàn toàn khả năng phòng ngừa được COVID-19 tái phát, cho tới khi có thêm bằng chứng rõ ràng rằng phần lớn cơ thể của những trường hợp mắc virus lần hai thực sự có thể kiểm soát được nó.

Tuy nhiên, vẫn phải lưu ý là các kháng thể cũng có thể đến "ngày hết hạn", bởi chúng là những protein vô sinh và không phải là tế bào sống. Chúng không thể tự bổ sung, nên sẽ biến mất khỏi máu trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi được tạo ra. Nhóm kháng thể xuất hiện rất ngắn sau khi virus chọc thủng rào chắn của cơ thể, sau đó suy yếu khi mối đe dọa tiêu tan. Phần lớn tế bào B sản xuất ra sớm, thì những kháng thể này cũng tiêu tan sớm.

Trong một vài nghiên cứu, bao gồm cả những nghiên cứu của Tiến sĩ Pepper, đã phát hiện ra kháng thể có thể làm vô hiệu khả năng tồn tại của virus corona ở mức thấp trong máu suốt nhiều tháng sau khi bệnh nhân hồi phục khỏi COVID-19.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục