Bài học đắt giá
Theo Đại tá PGS.TS Vũ Ngọc Lâm, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, nhờ có chất làm đầy, silicon mà rất nhiều chị em trở nên xinh đẹp, quyến rũ và tự tin hơn. Tuy nhiên khi sử dụng chất làm đầy để làm đẹp, chị em cần phải lưu ý tới thành phần, hạn sử dụng, nhà sản xuất. Vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm làm đầy trôi nổi không có nguồn gốc xuất xứ. Nếu tiến hành thủ thuật làm đẹp này tại các cơ sở làm đẹp chui hay sử dụng silicon lỏng, chất làm đầy rởm, chị em có thể đối diện với hậu quả nặng nề.
Mới đây, ngày 19/8, Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và tạo hình tiếp nhận bệnh nhân nữ 45 tuổi tiêm dung dịch lỏng đựng trong chai thủy tinh không rõ nhãn mác (khả năng là silicone lỏng) tại một cơ sở thẩm mỹ và bị hoại tử vùng mông rất nặng, phải nhập viện điều trị sau khi bơm silicon.
Sau khi bơm silicon lỏng 1 ngày, vào vùng "mông" tại một cơ sở thẩm mỹ, bệnh nhân thấy mông mình có hiện tượng căng cứng, khó chịu, loét. Bệnh nhân đã tìm đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để khám và điều trị.
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán: bệnh nhân bị hoại tử diện rộng da, mô mỡ vùng tiêm, viêm lan tỏa bẹn đùi, bệnh nhân được mổ nạo vét ra khoảng 2.500cc tổ chức hoại tử và dịch mủ. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là mông của bệnh nhân sẽ bị biến dạng.
Nhận diện "hung thần"
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chất làm đầy khác nhau, trong đó chỉ một số ít chất làm đầy lưu hành trên thị trường được Bộ Y tế cho phép sử dụng. Trong khi đó, có một số thẩm mỹ viện có thể chạy theo lợi nhuận nên dùng chất làm đầy bị cấm. Trong đó, silicon lỏng là chất làm đầy rẻ tiền hay được sử dụng nhiều nhất.
Silicon là một chất cao phân tử có nhiều ứng dụng trong đời sống hiện nay, trong đó silicone lỏng thường được gọi là mỡ nhân tạo, trước đây thường được dùng để bơm đầy các khoảng khuyết dưới da, và cũng dùng trong phẫu thuật thẩm mỹ. Hàng triệu người trên thế giới đã bơm silicon lỏng để tân trang sắc đẹp.
Từ năm 1965, người ta đã bắt đầu đã nhận ra những biến chứng nguy hiểm của việc bơm silicon lỏng vào cơ thể người, đặc trưng là sự xuất hiện của các u hạt. Cũng thời gian này có những báo cáo nghi ngờ về sự xuất hiện các bệnh tự miễn và nhiều biến chứng khác trên những phụ nữ Nhật đã sử dụng tiêm trực tiếp vào ngực.
Năm 1991 Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) liệt silicon lỏng vào danh sách cấm sử dụng. Năm 1995, Bộ Y tế nước ta đã ban hành cấm tiêm silicon trực tiếp vào các bộ phận của cơ thể. Nhưng hiện nay vẫn có tình trạng một số cơ sở làm đẹp chui sử dụng silicon công nghiệp - chất tuyệt đối không được sử dụng trên người thành chất làm đầy.
.Khi dùng silicon lỏng tiêm vào cơ thể dễ gây ra biến chứng tắc mạch. Khi bị tắc mạch, máu sẽ không thể đủ để nuôi dưỡng bộ phận được tiêm vào như mắt, môi, mũi dễ gây ra hoại tử những bộ phận đó, nguy hại nhất là có thể gây tử vong cho người sử dụng.
PGS.TS Vũ Ngọc Lâm khuyến cáo: khi đi làm đẹp, chị em cần phải tỉnh táo, đừng bao giờ ham rẻ tiêm chất làm đầy mà mình không biết là chất gì, không nghe theo lời rủ của bạn bè người thân tới các cơ sở làm đẹp không có uy tín để làm đẹp. Nếu muốn tiêm chất làm đầy để làm đẹp, nên chọn các bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ để thực hiện. Vì người tiêm chất làm đầy phải là các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ có đào tạo về chuyên môn, có chứng chỉ chuyên môn và cơ sở thẩm mỹ có giấy phép hành nghề mới có thể thực hiện được.
Trước khi tiêm chất làm đầy được phép, người đi làm đẹp cần chú ý tới thành phần ghi trên vỏ thuốc. Cụ thể là thành phần HA (Acid Hyaluronic hữu cơ), khi thấy thành phần có silicon tuyệt đối không nên dùng. Ngoài ra, cần đọc rõ thông tin về nhà sản xuất, hạn sử dụng để đảm bảo sản phẩm được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Tiết lộ bí mật đằng sau Neo Kids – Thương hiệu toàn cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em, chinh phục người tiêu dùng bởi chất lượng vượt trội, sự uy tín và tình yêu trọn vẹn.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to như quả trứng gà trên nền bệnh sỏi thận hai bên và sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật trong đêm cứu sống bệnh nhi ngay sau khi chào đời tại Khoa Sản – Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận cấp cứu cho một trường hợp bệnh nhân nam 31 tuổi, bị sốc phản vệ - ngưng tim do ong đốt.
VTV.vn - Gia đình phát hiện bé gái 15 tháng tuổi trong tình trạng bị méo miệng, mắt không nhắm kín.
VTV.vn - Tính đến tuần 46, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 12.013 ca mắc sốt xuất huyết và là tỉnh, thành phố có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất khu vực phía Nam (chiếm 25%).
VTV.vn - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng dương tính với bệnh bạch hầu.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.