Uốn ván là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây nên bởi trực khuẩn Clotridium tetani và ngoại độc tố hướng thần kinh của nó. Clotridium tetani là trực khuẩn kỵ khí, gram (+), sinh nha bào. Nha bào uốn ván gặp nhiều ở trong đất, phân người và súc vật. Nha bào uốn ván có sức đề kháng mạnh với nhiệt và các thuốc sát trùng.
Clotridium tetani sinh ngoại độc tố hướng thần kinh và gây bệnh do ngoại độc tố này. Độc tố uốn ván từ vết thương lan truyền đến thần kinh trung ương theo đường thần kinh hướng tâm và đường máu. Độc tố gắn vào các tế bào thần kinh ở các trung tâm vận động tại các tổ chức lưới, cầu não, hành não và tủy sống, ngăn cản sự giải phóng các chất trung gian hóa học như Glycin, Gama amino Butyric Acid (GABA) có tác dụng ức chế sự hoạt động của neuron vận động alpha ở sừng trước tủy sống. Do đó, làm mất khả năng ức chế hoạt động của neuron vận động alpha dẫn đến co cứng cơ. Mỗi khi có kích thích bên trong hoặc bên ngoài cơ thể sẽ xuất hiện các cơn co giật cứng. Đặc điểm lâm sàng của bệnh là trạng thái co cứng liên tục và có những cơn co giật cứng. Khởi đầu là co cứng cơ nhai, sau lan ra các cơ mặt, các cơ ở thân mình và tứ chi.
Đường lây: Nha bào xâm nhập cơ thể qua các vết thương ở da và niêm mạc. Vết thương có thể nhỏ và kín đáo như vết kim tiêm, ngoáy tai, xỉa răng, gai đâm… Đến các vết thương lớn, rộng nhiều ngóc ngách gặp trong lao động, chiến đấu. Đôi khi có thể gặp sau phẫu thuật, nạo thai, cắt rốn… do các dụng cụ bị nhiễm nha bào uốn ván.
Độ cảm nhiễm
Mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải uốn ván nếu:
- Không được tiêm vaccine phòng uốn ván, hoặc được tiêm nhưng không đúng cách, không đủ liều nên không có miễn dịch hoặc miễn dịch chưa có thời gian bảo vệ đủ dài.
- Có vết thương ở da và niêm mạc bị nhiễm nha bào uốn ván.
- Có tình trạng thiếu oxy nặng ở vết thương do miệng vết thương bị bịt kín, tổ chức bị hoại tử nhiều, thiếu máu, có dị vật ở vết thương, có vi khuẩn gây mủ khác kèm theo…
Bệnh uốn ván không có miễn dịch tự nhiên nên tất cả những người chưa được tiêm vắc xin đều có thể bị bệnh. Sau khi mắc bệnh được chữa khỏi cơ thể không sinh miễn dịch, nhưng sau khi tiêm giải độc tố (Anatoxine) cơ thể sẽ sinh miễn dịch tương đối bền vững.
Thời kỳ xâm nhập
Khi trực khuẩn xâm nhập vào cơ thể có thể có dấu hiệu báo trước như đau nhức nơi vết thương, co giật các thớ cơ xung quanh vết thương. Thời kỳ xâm nhập kéo dài từ 5 – 20 ngày, trung bình thường là 07 ngày.
Thời kỳ khởi bệnh: với triệu chứng chính đầu tiên là cứng hàm, lúc đầu chỉ là khó mở miệng, tiếp đến là cứng hơn và khó mở miệng. Các triệu chứng khác đi kèm như đau toàn thân, đau cơ nhẹ, có thể đã có dấu hiệu khó nuốt, co cơ vùng mặt, cứng gáy, nhịp tim nhanh với trạng thái lo âu, mất ngủ. Giai đoạn này chỉ kéo dài khoảng 1-3 ngày, trường hợp nặng chỉ trong vài giờ đã chuyển sang giai đoạn toàn phát.
Thời kỳ toàn phát: Cứng hàm trở nên điển hình hơn, có thể sờ và nhìn thấy, gây khó nói, khó nuốt khi ăn uống, hàm khít rõ rệt. Co cứng cơ vùng mặt, co cứng cơ cổ, cơ gáy làm cổ ưỡn cong lên và cứng gáy. Co cứng cơ lưng, đôi khi uốn cong như lưng tôm hoặc uốn cong nghiêng về một bên. Co cứng cơ ngực, cơ bụng, cơ hoành, làm các múi cơ nổi rõ di động theo nhịp thở kém, thở nông, sờ bụng cứng như gỗ. Co cứng chi, tay thường ở tư thế gấp, chân duỗi thẳng, cứng. Co thắt cơ họng và thanh quản gây khó nuốt, khó thở, khó nói, đau họng. Co cơ ở tầng sinh môn gây bí tiểu, táo bón.
Trên nền co cứng cơ toàn thân, liên tục xuất hiện các cơn giật cứng kịch phát. Cơn giật thường xuất hiện khi có các kích thích như tiếng động, ánh sáng chiếu trực tiếp, khám, tiêm chích, hút đờm… hoặc có thể tự phát. Tần xuất cơn co giật tăng dần có khi co giật liên tục. Cơn co giật thường rất mạnh, gây đau đớn cho bệnh nhân, làm bệnh nhân lo âu, sợ hãi trong khi bệnh nhân vẫn tỉnh táo. Trong cơn co giật, bệnh nhân có thể tím tái do suy hô hấp, vã mồ hôi, uốn cong người lên, có thể gây các biến chứng trong cơn như đứt và rách cơ, gãy xương, co thắt cơ vùng họng, cứng cơ hoành và thanh quản, gây ngạt và tử vong đột ngột.
Chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh uốn ván thường dựa vào các yếu tố lâm sàng như:
- Có vết thương nghi ngờ là cửa vào của vi khuẩn.
- Khởi bệnh đầu tiên là cứng hàm, sau đó cứng các cơ theo thứ tự đầu – mặt – thân mình – tứ chi.
- Cơn giật cứng kịch phát trên nền các cơ co cứng.
- Chưa được tiêm vaccine phòng bệnh uốn ván.
Điều trị bệnh uốn ván
- Chống co cứng và giật cứng.
- Xử trí vết thương (cửa vào của vi khuẩn)
- Trung hòa độc tố uốn ván
- Đảm bảo thông khí, chống suy hô hấp
- Điều trị các triệu chứng khác như cân bằng nước và điện giải; cung cấp dinh dưỡng đảm bảo năng lượng; chống nhiễm toan; trợ tim mạch; chống rối loạn thần kinh thực vật…
- Chăm sóc hộ lý, điều dưỡng thường xuyên.
Phòng bệnh
Tiêm vaccine uốn ván (VAT) là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh uốn ván. Mỗi liều vaccine phòng uốn ván của Viện Pastuer (Pháp) chứa 40UI trong 0,5ml; tiêm bắp hoặc tiêm dưới da, liều 1 và liều 2 tiêm cách nhau khoảng 4-6 tuần. Liều thứ 3 tiêm sau liều thứ 2 từ 6-12 tháng sau đó cứ 5-10 năm tiêm nhắc lại một lần.
Sau khi bị thương người bệnh cần được cắt lọc, rửa, sát trùng vết thương. Tiêm Globulin miễn dịch đặc hiệu của người; liều 250UI (2ml) đến 500UI (4ml) tiêm bắp bảo vệ được 30 ngày. Nếu không có Globulin thì dùng huyết thanh kháng độc tố uốn ván (SAT) liều 1.500UI đến 3.000UI (tiêm bắp).
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, phải nhập viện sau khi tự ý tiêm thuốc vào vùng bắp tay tại nhà.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 73 tuổi, có triệu chứng đau đầu dai dẳng, gần đây bệnh nhân đau nhiều hơn kèm theo buồn nôn nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.
VTV.vn - Tiết lộ bí mật đằng sau Neo Kids – Thương hiệu toàn cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em, chinh phục người tiêu dùng bởi chất lượng vượt trội, sự uy tín và tình yêu trọn vẹn.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to như quả trứng gà trên nền bệnh sỏi thận hai bên và sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật trong đêm cứu sống bệnh nhi ngay sau khi chào đời tại Khoa Sản – Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận cấp cứu cho một trường hợp bệnh nhân nam 31 tuổi, bị sốc phản vệ - ngưng tim do ong đốt.
VTV.vn - Gia đình phát hiện bé gái 15 tháng tuổi trong tình trạng bị méo miệng, mắt không nhắm kín.