Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội vừa công bố và trao quyết định hỗ trợ 10 ca thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí 100% và các chương trình xét duyệt miễn phí khác cho các trường hợp bệnh nhân đủ điều kiện, đã nộp hồ sơ đăng ký xét duyệt trong khuôn khổ chương trình Tuần lễ vàng - Ươm mầm hạnh phúc 2023.
Sau thời gian nhận hồ sơ, xét duyệt và thẩm định công tâm, Ban Tổ chức chương trình Tuần Lễ vàng - Ươm mầm hạnh phúc 2023, Hội đồng chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã chọn ra những gia đình hiếm muộn khó khăn đủ điều kiện để trao các gói hỗ trợ ý nghĩa này.
ThS.BS Đinh Hữu Việt - Trưởng Khoa Nam học công bố quyết định xét nghiệm Micro TESE.
Các gói hỗ trợ bao gồm:
- 10 gia đình nhận hỗ trợ miễn phí 100% chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON - IVF).
- Miễn phí 20 ca sàng lọc phôi mang gen bệnh lý di truyền: Thận đa nang, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, Thalassemia, Hemophilia, teo cơ tủy… và một số bệnh lý hiếm khác (không giới hạn số lượng phôi).
- Miễn phí 10 ca vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng – MicroTESE cho các gia đình thực hiện IVF có giá trị tương đương 14 triệu đồng/ca.
- Miễn phí 10 ca phẫu thuật nội soi thăm dò buồng tử cung có giá trị tương đương 14 triệu đồng/ca (Không bao gồm chi phí thuốc và các chi phí khác).
- Miễn phí 20 ca nuôi cấy, theo dõi phôi bằng hệ thống tự động - Timelapse (tối đa 16 phôi).
- Miễn phí 50 ca Thụ tinh nhân tạo – bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI).
- Miễn phí 20 ca sử dụng dịch vụ kỹ thuật Thụ tinh trong ống nghiệm trị giá 30 triệu đồng, gồm chi phí chọc trứng, tạo phôi, nuôi phôi (n3).
Những hỗ trợ này phần nào giúp các bệnh nhân hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn giảm gánh nặng kinh tế và những lo âu trong hành trình tìm con, sớm chạm đến ước mơ làm cha, làm mẹ.
Hàng chục em bé chào đời từ chương trình hỗ trợ sinh sản miễn phí
Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội chính thức nhận hồ sơ xét duyệt các gói hỗ trợ này từ ngày 19/4 - 14/5/2023. Sau gần 1 tháng triển khai chương trình, bệnh viện đã nhận được hàng trăm hồ sơ đăng kí xét duyệt của các cặp vợ chồng đến từ khắp các địa phương trên cả nước. Hội đồng chuyên môn của bệnh viện đã làm việc công tâm và xét duyệt kỹ lưỡng từng trường hợp. Cán bộ chuyên trách của bệnh viện cũng đã có các chuyến khảo sát, thẩm định thực tế tại từng gia đình nộp hồ sơ xét duyệt miễn phí để đảm bảo công bằng, thiết thực và nhân văn. Các trường hợp hỗ trợ miễn phí khác cũng được xét duyệt theo đúng quy trình. Danh sách các gia đình nhận hỗ trợ sẽ được công bố trên các phương tiện truyền thông; website và fanpage của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội nhằm đảm bảo tính minh bạch.
Các gia đình nhận hỗ trợ IVF năm 2023.
10 trường hợp được chọn TTTON miễn phí sẽ được bệnh viện hỗ trợ 100% chi phí thực hiện (bao gồm chi phí xét nghiệm, kích trứng, chọc trứng, tạo phôi, trữ phôi, chuyển phôi…), tương đương 100 triệu đồng tuỳ từng trường hợp. Ngoài ra, bệnh viện sẽ hoàn tiền khám, xét nghiệm trước đó các gia đình đã thực hiện để hoàn thiện hồ sơ. Riêng chi phí ăn ở, đi lại, sinh hoạt cá nhân cũng như những chi phí phát sinh không nằm trong quy trình thực hiện TTTON, bệnh nhân sẽ tự chi trả theo quy định.
Đây là năm thứ 5 liên tiếp bệnh viện triển khai hỗ trợ miễn phí 100% chi phí thực hiện TTTON cho 10 cặp vợ chồng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong các ca được TTTON miễn phí từ năm 2019 đến nay, 90% các gia đình đã có tin vui và sinh con khỏe mạnh với 46 em bé chào đời, các gia đình còn lại đang chờ chuyển phôi cũng như nhận được sự theo dõi, hỗ trợ sát sao từ bệnh viện. Điều này đã tiếp thêm động lực cho các cặp vợ chồng đang khắc khoải mong con cũng như vừa bắt đầu vào hành trình tìm con. Họ cũng là minh chứng cho những nỗ lực giúp đỡ các gia đình hiếm muộn khó khăn của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã thật sự tạo nên "kỳ tích".
Danh sách 10 gia đình được hỗ trợ TTTON miễn phí năm 2023:
1. Gia đình: Vi Thị Diện (1994) – Lương Văn Dược (1992)
Địa chỉ: Thôn Poọng, Văn Nho, Bá Thước, Thanh Hóa.
2. Gia đình: Phạm Thị Ánh (1991) – Phan Văn Chung (1999)
Địa chỉ: Xóm 3, Diễn Lợi, Diễn Châu, Nghệ An.
3. Gia đình: Trần Thị Lan (1996) – Quản Mạnh Cường (1989)
Địa chỉ: Thôn Bãi Màu, xã Thanh Yên – huyện Điện Biên - Điện Biên.
4. Gia đình: Nguyễn Thị Liên (1988) – Lý Văn Vụ (1993)
Địa chỉ: Xã Yên Trạch - Cao Lộc - Lạng Sơn.
5. Gia đình: Đặng Thị Thùy Linh (1993) – Vũ Bá Thượng (1993)
Địa chỉ: Thôn Đông Bình Cách - Đông Xá - Đông Hưng - Thái Bình.
6. Gia đình: Phạm Thị Liễu (1992) - Nguyễn Văn Quỳnh (1991)
Địa chỉ: Thôn Yên Cư 2 - Khánh Cư - Yên Khánh - Ninh Bình.
7. Gia đình: Tạ Thị Hằng (1990) – Phan Văn Hùng (1993)
Địa chỉ: Trại Láng - Cổ Đông - Sơn Tây - Hà Nội.
8. Gia đình: Võ Thị Giang (1996) – Nguyễn Thế Hòa (1986)
Địa chỉ: Tân Mỹ - Cảnh thụy - Yên Dũng - Bắc Giang.
9. Gia đình: Nguyễn Thị Mới (1995) – Lộc Xuân Anh (1995)
Địa chỉ: Thôn Nông Khắt - Ngọc Long - Yên Minh - Hà Giang.
10. Gia đình: Hồ Thị Chính (1993) – Lê Đức Huy (1988)
Địa chỉ: Thôn Hải An - Hải Thái - Gio Linh - Quảng Trị.
Ngoài 10 gia đình có tên trong danh sách trên, sau khi đánh giá và xem xét thêm trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Hội đồng chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội quyết định trao tặng thêm một gói hỗ trợ miễn phí 100% chi phí thực hiện Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cho gia đình chị Nguyễn Thị Hằng (1987) và Đinh Quang Tài (1985), quê ở xã Lâm Trung Thủy - huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh, nâng tổng số gia đình nhận hỗ trợ 100% chi phí thực hiện IVF năm 2023 lên 11 gia đình.
Sinh ra trong một ra đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bố anh Tài tham gia kháng chiến và chịu ảnh hưởng chất độc màu da cam, 2 người anh của anh Tài đã mất do bị di chứng của chất độc hóa học này. Hai vợ chồng anh Tài cũng bị khuyết tật vận động, đi lại khó khăn. Hiện tại, vợ chồng anh Tài chị Hằng sống cùng bố mẹ trong căn nhà nhỏ được xây dựng cơi nới nhờ vào chi phí họ hàng giúp đỡ. Kinh tế gia đình phụ thuộc chủ yếu vào tiền trợ cấp gần 5 triệu đồng/ tháng do Nhà nước hỗ trợ. Bố mẹ già đau ốm quanh năm, số tiền trợ cấp ít ỏi không đủ trang trải cuộc sống nên anh Tài phải xin việc và đi làm cách nhà 14km để có thêm tiền lo cho gia đình. Kết hôn năm 2022 nhưng đến nay, gia đình anh Tài chị Hằng vẫn chưa có con. Tuy nhiên, do hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn vợ chồng anh Tài chị Hằng chưa thể đến bệnh viện thăm khám. Giữa năm 2023, biết được thông tin về Tuần lễ vàng - Ươm mầm hạnh phúc, chị Hằng và anh Tài ra bệnh viện thăm khám, nộp hồ sơ xét duyệt miễn phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm IVF. Sau khi nhận hồ sơ, thẩm định và đến trực tiếp địa phương để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, bệnh viện đã quyết định trao gói hỗ trợ miễn phí 100% chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cho hai vợ chồng anh chị.
Ngoài ra, có rất nhiều gói hỗ trợ một phần chi phí sẽ được dành tặng cho những trường hợp cần can thiệp các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản chuyên sâu, phức tạp. Thực tế trong quá trình thăm khám, bệnh viện tiếp nhận rất nhiều ca khó, hiếm muộn do nhiều nguyên nhân như vợ chồng mang gen bệnh lý hiếm, người chồng vô tinh, vợ chồng hiếm muộn lâu năm, sảy thai nhiều lần… Việc can thiệp hỗ trợ sinh sản cho những trường hợp này, cụ thể là thực hiện TTTON đòi hỏi thêm những kỹ thuật, quy trình phức tạp và tốn kém hơn so các trường hợp thông thường. Tuy kinh phí thực hiện các kỹ thuật không quá lớn nhưng sẽ tạo thêm áp lực cho bệnh nhân trong quá trình tìm kiếm đứa con của mình. Do đó, khi mở rộng các gói hỗ trợ này, bệnh viện mong muốn san sẻ phần nào áp lực kinh tế cho các gia đình với nhiều hoàn cảnh, nhiều nguyên nhân hiếm muộn khác nhau.
Việc hỗ trợ gói phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng - Micro TESE sẽ giúp tăng cơ hội có con cho nam giới vô tinh, đặc biệt là những trường hợp vô tinh không do tắc nghẽn vốn là thách thức lớn trong điều trị vô sinh nam. Micro TESE là kỹ thuật mổ vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng. Tinh trùng thu được từ Micro TESE sẽ được dùng làm thụ tinh trong ống nghiệm và cho kết quả có con tương đương với tinh trùng xuất tự nhiên. Kỹ thuật này thường được chỉ định cho các trường hợp nam giới không có tinh trùng do các nguyên nhân như: teo tinh hoàn do quai bị, các bất thường về gen, bất thường về nhiễm sắc thể (hội chứng Klinefelter…), ẩn tinh hoàn, hội chứng sinh tinh nửa chừng... Có rất nhiều bệnh nhân vô tinh khi thực hiện các kỹ thuật PESA, TESE không tìm thấy tinh trùng nhưng đã thành công nhờ Micro TESE và có được đứa con của chính mình. Một số gia đình nhận hỗ trợ chi phí vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng Micro TESE (năm 2020, 2021, 2022) đã tìm thấy tinh trùng để thực hiện TTTON thành công và đón được con yêu.
Về phía nữ giới, việc phẫu thuật nội soi thăm dò buồng tử cung sẽ nhằm giúp phát hiện các bất thường ở buồng tử cung như: polyp buồng tử cung, dính buồng tử cung, ứ dịch vòi tử cung là một trong những nguyên nhân quan trọng gây hiếm muộn phổ biến, từ đó có hướng điều trị thích hợp. Chi phí để thực hiện kỹ thuật này tại bệnh viện là 14 triệu đồng và bệnh viện sẽ tài trợ toàn bộ chi phí này cho các ca được hỗ trợ năm nay.
Ngoài ra, việc hỗ trợ chi phí cho việc sàng lọc và nuôi cấy phôi rất có ý nghĩa để giúp các gia đình TTTON có thể sinh con khoẻ mạnh nếu không may mắc bệnh lý di truyền; đồng thời giúp tăng tỷ lệ thành công khi chuyển phôi, giúp các gia đình chạm tay gần hơn đến ước mơ làm cha, làm mẹ. Hiện nay số lượng trẻ mắc các bệnh lý di truyền (Teo cơ tủy, loạn dưỡng cơ Duchenne, tan máu bẩm sinh (Thalassemia), máu khó đông (Hemophilia)…ở nước ta không hề nhỏ. Việc ứng dụng kĩ thuật chẩn đoán di truyền tiền làm tổ trước chuyển phôi trong hỗ trợ sinh sản là cần thiết để loại bỏ các phôi bất thường, sàng lọc bệnh lý đơn gen trước khi chuyển phôi vào tử cung của người mẹ. Từ đó giúp tăng khả năng thành công; giảm tỷ lệ sảy lưu thai, thai dị tật và sinh ra những em bé khỏe mạnh không mang gen bệnh từ bố mẹ.
Nhiều gia đình đã được nhận hỗ trợ IVF thành công tại bệnh viện qua các năm.
ThS.BS Lê Thị Thu Hiền, Giám đốc chuyên môn bệnh viện cho biết: "Hành trình tìm con của các gia đình hiếm muộn là những hành trình dài với vô vàn khó khăn, cả về tinh thần lẫn điều kiện kinh tế. Có những gia đình đã chạy chữa, mong con hàng chục năm hoặc có thể lâu hơn nhưng vẫn chưa thành công, nhiều cặp vợ chồng buộc phải dừng lại việc điều trị vì áp lực kinh tế đè nặng. Thấu hiểu điều đó, hằng năm, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội luôn mở rộng các gói hỗ trợ chi phí với mong muốn giảm bớt gánh nặng kinh tế cho các gia đình hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài 10 gói hỗ trợ 100% chi phí thực hiện IVF cho 10 cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bệnh viện còn trao tặng nhiều gói hỗ trợ khác cho các gia đình hiếm muộn khác với mong muốn nối dài cánh tay yêu thương, giúp các gia đình hiếm muộn chạm gần hơn tới giấc mơ bế bồng con yêu của mình. Hàng nghìn em bé ra đời mỗi năm nhờ các phương pháp hỗ trợ sinh sản tại bệnh viện chính là động lực to lớn để đội ngũ nhân viên y tế bệnh viện ngày càng nỗ lực hơn nữa trên hành trình kết nối yêu thương – ươm mầm hạnh phúc cho các cặp vợ chồng hiếm muộn."
Viết tiếp những ước mơ được làm cha mẹ đang còn dang dở
Có mặt tại lễ công bố, các gia đình nhận hỗ trợ TTTON miễn phí đã chia sẻ hoàn cảnh của mình. Mỗi gia đình một câu chuyện, dù khác nhau nhưng có chung một nỗi niềm, đó là khao khát mong con nhưng vẫn chưa thể vẹn tròn mà kinh tế là rào cản lớn.
Đó là trường hợp gia đình chị Hồ Thị Chính và anh Lê Đức Huy (Gio Linh, Quảng Trị). Kết hôn từ năm 2018 nhưng đến nay vẫn chưa có con. Gia đình khó khăn, vợ chồng chị Chính sinh sống bằng nguồn thu nhập từ công việc làm thuê - cạo mủ cao su (cạo 1.000 gốc chị Chính được trả công 300.000 đồng) và đồng lương ít ỏi của anh Huy ở xã (hơn 2 triệu đồng/ tháng). Không những khó khăn về kinh tế, hoàn cảnh chị Chính cũng đầy thương cảm khi chị Chính là em út trong gia đình có ba anh chị bị nhiễm chất động da cam (hai người đã qua đời). Dành dụm được số tiền ít ỏi, hai vợ chồng đi chạy chữa nhiều nơi để mong có con, từng thực hiện Thụ tinh nhân tạo – Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) năm 2021 nhưng không thành công, hai vợ chồng chị Chính đã có lúc muốn buông xuông bởi những chi phí sinh hoạt hàng ngày còn không đủ thì lấy đâu ra số tiền lớn để tiếp tục chạy chữa. Hành trình tìm con của vợ chồng anh chị từ đó đến nay phải tạm gác lại, ước mong về ngôi nhà có tiếng cười con trẻ tạm thời chưa thực hiện được. May mắn thay, biết đến chương trình Tuần lễ vàng - Ươm mầm hạnh phúc năm 2023 của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội với nhiều hỗ trợ, chị Chính anh Huy vượt gần 600km từ Quảng Trị ra Hà Nội thăm khám và nộp hồ sơ xét duyệt 10 ca hỗ trợ miễn phí thực hiện IVF. Những giọt nước mắt nghẹn ngào đã rơi, niềm hạnh phúc quá lớn khi vợ chồng chị nhận được thông báo từ Bệnh viện là gia đình chị may mắn trở thành 1 trong 10 gia đình nhận hỗ trợ 100% chi phí thực hiện IVF.
Gia đình chị Vi Thị Diện (1994) và anh Lương Văn Dược (1992), người dân tộc Thái (Thanh Hóa) cũng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với hành trình tìm con két dài gần 1 thập kỷ. Kết hôn từ năm 2014 đến nay nhưng vợ chồng anh chị vẫn chưa có con, kinh tế gia đình quá khó khăn là rào cản lớn trên hành trình chạm tay đến giấc mơ bế bồng con yêu. Sinh sống tại xã miền núi huyện Bá Thước, vợ chồng chị Diện anh Dược quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" với nghề nông nghiệp và lao động tự do ai thuê gì làm đó, chi tiêu tằn tiện cũng chỉ vừa đủ sống qua ngày. Những lo toan chi phí sinh hoạt hàng ngày còn khó khăn, cộng thêm không có đất nên chị Diện anh Dược hiện nay vẫn sống chung với mẹ đẻ và vợ chồng anh trai anh Dược trong căn nhà nhỏ. Dành dụm được số tiền ít ỏi, với khát khao cháy bỏng được bế trên tay con yêu, tháng 5/2023 hai vợ chồng chị Diện anh Dược đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội thăm khám. Nhận thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn, lại đúng vào dịp chương trình Tuần Lễ vàng đang diễn ra, bác sĩ khuyên vợ chồng anh chị nộp hồ sơ xét duyệt gói hỗ trợ miễn phí 100% chi phí thực hiện IVF với hy vọng sẽ giảm bớt gánh nặng chi phí chạy chữa trên hành trình tìm con. Và rồi may mắn đã đến với gia đình anh chị, sau quá trình xét duyệt và thẩm định hồ sơ, chị Diện anh Dược đã trở thành 1 trong 10 gia đình được nhận hỗ trợ miễn phí 100% chi phí thực hiện IVF tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Hy vọng rằng, với khởi đầu may mắn này, vợ chồng chị Diện sẽ sớm đón được con yêu trong niềm hạnh phúc mong mỏi suốt gần 1 thập kỷ.
Là người dân tộc Tày, gia đình chị Nguyễn Thị Mới (1995) và anh Lộc Xuân Anh (1995), quê Hà Giang cũng có hoàn cảnh gia đình thuộc diện hộ cận nghèo tại địa phương. Kết hôn năm 2020, vợ chồng chị Mới hiếm muộn gần 4 năm nhưng do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên chưa có tiền đi thăm khám chạy chữa. Chồng chị là lao động chính trong nhà phải đi làm ăn xa, phụ hồ xây dựng ở Bắc Ninh, một mình gồng gánh kinh tế cho cả gia đình, để vợ ở nhà chăm nom phụng dưỡng bố mẹ. Mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình đều phụ thuộc vào nguồn thu nhập của anh Xuân Anh. Bố mẹ già yếu, mỗi khi trái gió trở trời nếu chẳng may đổ bệnh, hai vợ chồng anh chị phải vay mượn khắp nơi để thuốc thang cho bố mẹ. Với tình hình kinh tế như hiện tại, nếu không có sự hỗ trợ về kinh phí thì ước mơ về tiếng cười con trẻ trong căn nhà sàn nhỏ còn rất xa xôi. Vì vậy, gói hỗ trợ miễn phí 100% chi phí thực hiện Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) mà vợ chồng chị được bệnh viện trao tặng lần này vô cùng quý giá, mang đến cơ hội được bế bồng con yêu mà bao lâu nay cả gia đình mong chờ.
Gia đình chị Võ Thị Giang (1996) và anh Nguyễn Thế Hòa (1986), quê Bắc Giang cũng là một trong 10 cặp vợ chồng nhận được hỗ trợ 100% chi phí thực hiện IVF nhân dịp Tuần lễ vàng 2023. Vợ chồng anh Hòa là con út, ở cùng với bố mẹ già yếu hay ốm đau. Bố anh Hòa là Đảng viên, thương binh và hiện tại đang mắc bệnh hiểm nghèo - Ung thư đại tràng nên bên cạnh chi phí trang trải cuộc sống, vợ chồng anh Hòa chị Giang còn phải lo thêm chi phí chữa bệnh cho bố. Kinh tế quá khó khăn, công việc đồng áng không thể đủ trang trải tiền thuốc cho bố chồng, chị Giang xin vào làm công nhân tại một công ty gần nhà với thu nhập khoảng 7 triệu/ tháng để có tiền mua thuốc chăm lo cho bố mẹ. Mặc dù đã kết hôn hơn 7 năm nhưng hai vợ chồng chưa có con, biết được chương trình Tuần lễ vàng 2023 - Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội được miễn phí khám, xét nghiệm nên hai vợ chồng chị Giang xuống thăm khám tình hình sức khỏe sinh sản và hướng điều trị mong sớm có con. Khi tới bệnh viện, anh chị nộp hồ sơ xét duyệt vào các chương trình hỗ trợ của bệnh viện và may mắn trở thành 1 trong 10 ca được nhận hỗ trợ 100% chi phí thực hiện TTTON (IVF).
Riêng với các gia đình nhận những gói hỗ trợ miễn phí khác, dù hoàn cảnh không quá khó khăn như các gia đình nhận hỗ trợ TTTON miễn phí. Tuy nhiên, những áp lực mà họ gặp phải khi rơi vào "trường hợp khó" không phải ít, trong đó có vấn đề về chi phí điều trị. Do đó, những hỗ trợ thiết thực từ bệnh viện sẽ giúp họ giảm bớt gánh nặng về tài chính trên hành trình tìm con.
BS CKI. Phạm Văn Hưởng – Phó Giám đốc chuyên môn bệnh viện cho biết: "Sự ra đời của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại như vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng – MicroTESE, xét nghiệm di truyền tiền làm tổ, nội soi thăm dò buồng tử cung hay nuôi cấy và theo dõi phôi tự động nhờ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ đánh giá và lựa chọn chuyển phôi tối ưu… đã giúp nhiều trường hợp hiếm muộn tưởng chừng như vô vọng, cuối cùng cũng có được quả ngọt. Hành trình tìm con có thể còn nhiều khó khăn, nhất là những rào cản về kinh tế, nhưng với sự hỗ trợ từ phía bệnh viện và chính sự nỗ lực, kiên trì, tin tưởng vào phác đồ của bác sĩ, vào kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại sẽ mang đến quả ngọt là những thiên thần nhỏ ở cuối hành trình tìm con của các gia đình hiếm muộn".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Thời tiết đang trong những ngày giá lạnh, nhiệt độ thấp và không khí lạnh kéo dài là tác nhân khiến nhiều bệnh lý gia tăng, đặc biệt là đột quỵ.
VTV.vn - Người phụ nữ 25 tuổi, ở Hà Nội, bị biến dạng mũi, thủng mũi do căng chỉ nâng mũi sau 3 tháng thực hiện tại một cơ sở làm đẹp gần nhà.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận liên tiếp các ca bị đột quỵ. So với năm ngoái, mùa Đông năm nay số ca đột quỵ nhập viện đang gia tăng.
VTV.vn - Theo báo cáo, nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi tại Đồng Nai chiếm 12%, CDC Đồng Nai đề xuất mở rộng tiêm vaccine phòng sởi cho nhóm đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.
VTV.vn - Việc sở hữu một gương mặt thon gọn, thanh tú, hài hòa đường nét là mơ ước của các chị em. Không ai sinh ra đã được “trời ban” cho vẻ đẹp hoàn hảo, vậy đâu là giải pháp?
VTV.vn - Cụ bà 85 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng bị viêm phúc mạc toàn thể do thủng ổ loét dạ dày tá tràng được đưa đến cấp cứu muộn.
VTV.vn - Theo báo cáo từ Trung tâm Y tế TP Biên Hòa (Đồng Nai), trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận trường hợp bệnh nhi 12 tuổi tại phường Long Bình Tân mắc bệnh não mô cầu.
VTV.vn - Chỉ chưa đầy một tuần (từ ngày 14-18/12), trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã liên tiếp ghi nhận 5 bệnh nhi bị đa chấn thương do nổ pháo tự chế.
VTV.vn - Trong nhiều thế kỷ, rong biển chứa fucoidan đã được đánh giá cao vì đặc tính dinh dưỡng và trị liệu của chúng.
VTV.vn - Care For Việt Nam tham gia chương trình khám sàng lọc, phát hiện sớm, tư vấn đái tháo đường và tặng quà cho hơn 1.000 người dân tại 3 tỉnh Lào Cai, Nghệ An và Hà Nội.
VTV.vn - Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và Tạo hình - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận bệnh nhân nam 72 tuổi, bị chó cắn vào vùng mặt đứt rời phần môi dưới.
VTV.vn - Thời gian gần đây, tình trạng người bệnh bị xuất huyết não nhập viện tăng cao tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ).
VTV.vn - Một nghiên cứu của Đại học Michigan Mỹ đã tính toán chính xác thời gian mà các loại thức ăn nhanh phổ biến có thể làm giảm tuổi thọ của con người.
VTV.vn - Nghe nói ăn lá lộc mại chữa được táo bón, người phụ nữ 49 tuổi, ở Thu Cúc, Tân Sơn, Phú Thọ đã lấy lá về cuốn thịt lợn ăn.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhi H.Đ.K. (13 tháng tuổi, trú tại Yên Thành, Nghệ An) bị bỏng nước sôi bàn tay trái, kèm tình trạng nhiễm khuẩn.