Gây nhiều biến chứng và khó điều trị
Thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark (Đồng Nai) đã điều trị cho nhiều trường hợp kháng thuốc kháng sinh. Điển hình bệnh nhân T.K.P. (50 tuổi, trú tại phường Bình Đa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) vào viện trong tình trạng rất nặng, viêm phổi, suy thận mạn giai đoạn cuối, suy tim, thở máy xâm nhập, xét nghiệm ra vi khuẩn gram âm có nhiều gen kháng thuốc rất nguy hiểm NDM-1, Oxa-48, Oxa-51, Oxa-23.
BSCKII. Vũ Thanh Tâm - Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark cho biết, trường hợp này, chúng tôi phải kết hợp nhiều kháng sinh, điều trị kéo dài, chăm sóc kỹ càng mới cứu sống được bệnh nhân.
"Không riêng gì trường hợp bệnh nhân P., đối với các bệnh nhân khác, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, thì nhiễm khuẩn sẽ ngày càng nặng, gây nhiễm khuẩn huyết, biến chứng suy nhiều cơ quan. Việc điều trị sẽ càng khó khăn và tốn kém, thời gian nằm viện kéo dài, đồng thời có nguy cơ cao hơn nhiều về thất bại điều trị và tử vong" - bác sĩ Tâm nói.
Kháng thuốc kháng sinh ngày càng gia tăng và hiện nay đây là một thách thức trong điều trị trên toàn thế giới. Nó làm cho việc điều trị khó khăn hơn nhiều, phải tìm những thuốc phù hợp, thường là kháng sinh thế hệ mới đắt tiền, phối hợp nhiều thuốc kháng sinh, có thể phải kết hợp nhiều đường dùng (phối hợp truyền tĩnh mạch và phun khí dung thuốc vào phổi cho bệnh nhân viêm phổi). Hơn nữa, thời gian điều trị cho các bệnh nhân bị kháng thuốc kháng sinh thường kéo dài, làm tăng biến chứng (lên thận, gan, đường tiêu hoá, nhiễm nấm…), tăng chi phí điều trị, tăng tỷ lệ tử vong.
Trên thế giới,tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Đã có nhiều trường hợp vi khuẩn kháng với tất cả các kháng sinh hiện có. Tổ chức Y tế thế giới xác định kháng kháng sinh là 1 trong 10 vấn đề hàng đầu đe dọa sức khỏe nhân loại. Nó liên quan đến gần 5 triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới.
Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh
BSCKII. Vũ Thanh Tâm cho hay, người dân khi có dấu hiệu sốt, ho, sổ mũi không tự mua thuốc uống, không được dùng lại đơn cũ trước đó đã dùng. Bởi khi bị sốt, ho, sổ mũi rất nhiều là do nhiễm virus. Kháng sinh mà 1 số người dân tự mua khi bị sốt, ho, sổ mũi là thuốc trị vi khuẩn, không có tác dụng diệt virus. Việc dùng thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn cho bệnh nhân nhiễm virú nếu chưa có nhiễm khuẩn đi kèm là không hợp lý, gây lãng phí và dễ dẫn đến kháng thuốc.
Khi đã dùng kháng sinh, người bệnh cần dùng đủ ngày theo liệu trình điều trị, nếu nghĩ khỏe rồi ngưng kháng sinh quá sớm, vi khuẩn có thể phát triển trở lại. Không nên tự ý dùng lại kháng sinh trong đơn cũ trước đó đã đi khám, vì vi khuẩn gây bệnh có thể khác, cơ địa và bệnh nền của người bệnh có thể thay đổi (ví dụ bệnh nhân mới có thai, mới bị suy thận, suy gan hoặc mới bị thêm bệnh khác…) và cách dùng thuốc sẽ phải khác đi. Mặt khác, vi khuẩn lần trước còn nhạy kháng sinh này, nhưng lần sau có thể đã kháng. Có hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc ngay trong quá trình điều trị, ví dụ lúc mới vào viện vi khuẩn còn nhạy với kháng sinh, 1 tuần sau làm kháng sinh đồ lại đã thấy kháng thuốc.
Bác sĩ Tâm khuyến cáo, để hạn chế tình trạng kháng thuốc kháng sinh, người dân không sử dụng kháng sinh tùy tiện (như sử dụng kháng sinh mà không cần khám bệnh, tự ý ngưng thuốc; hoặc sử dụng khi mắc bệnh chưa cần phải dùng kháng sinh như cảm cúm, cảm lạnh đơn thuần).
Cần sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách, đúng kháng sinh, đúng liều, đúng số lần dùng (không bỏ liều), đủ thời gian. Lưu ý, cần ngưng sử dụng kháng sinh khi đã đủ liệu trình cho phép nhưng cũng không kết thúc kháng sinh quá sớm trước thời gian tiêu chuẩn.
Rèn luyện sức khỏe để nâng cao sức đề kháng, giảm bị bệnh nhiễm khuẩn, từ đó tránh được việc phải sử dụng kháng sinh nhiều dẫn đến kháng kháng sinh. Tuân thủ các biện pháp phòng, tránh lây lan vi khuẩn đề kháng. Kiểm soát chặt chẽ việc bán thuốc kháng sinh ở nhà thuốc, tất cả các thuốc kháng sinh phải được kê và bán theo đơn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Trong năm qua, nhiều cơ sở điều trị đã báo động về một bệnh giun đũa của loài chó lây sang người: bệnh ấu trùng giun đũa chó (Toxocara Canis).
VTV.vn - Đó là cơ sở gắn biển hiệu "Đông Y Hồng Lý" tại địa chỉ số 517 Bình Thành, Khu phố 2, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân.
VTV.vn - Dịp cận Tết Nguyên đán là thời điểm các dịch bệnh dễ bùng phát, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa.
VTV.vn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận bé trai 4 tuổi, trú tại tỉnh Bình Phước, đến khám và nhập viện vì tình trạng táo bón kéo dài.
VTV.vn - Tim, gan, giác mạc và thận được hiến từ người phụ nữ 63 tuổi chết não đã được lấy và ghép cho các người bệnh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Chợ Rẫy.
VTV.vn - Tại tỉnh Khánh Hòa, trong vòng chưa tới 1 tháng, có 3 trường hợp bị thương nặng do tự chế pháo nổ phải vào bệnh viện điều trị.
VTV.vn - Tất cả 4 nạn nhân nặng vụ phóng hoả tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng đã tự thở tốt và đang trong quá trình hồi phục.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024.
VTV.vn - Nghĩ rằng mật cá trắm có công dụng tốt cho sức khỏe, 2 người đàn ông khi mua cá trắm từ chợ về làm thịt đã lấy mật cá trắm uống.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản cảnh báo người dân không mua bán, sử dụng 2 loại thuốc giả là Clorocid TW3 và Tetracyclin TW3.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, tình hình dịch sởi trên địa bàn còn diễn biến phức tạp, đến ngày 30/12, toàn tỉnh ghi nhận hơn 7.000 ca mắc, trong đó có 3 ca tử vong.
VTV.vn - Tai nạn xảy ra khi người đàn ông này điều khiển xe cuốc rẫy và va chạm với tổ ong vò vẽ, khiến đàn ong bay vào đốt ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành công văn gửi các đơn vị trực thuộc về việc đảm bảo công tác y tế trong dịp nghỉ Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
VTV.vn - Trái tim, lá gan, 2 quả thận được hiến của người phụ nữ đã được các bác sĩ tiến hành ghép cho 4 người bệnh.
VTV.vn - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm do tự ý điều trị bệnh gout tại nhà.