Ngày 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (AMR) từ ngày 18-24 tháng 11 năm 2024. WHO đưa ra chủ đề năm nay là "Giáo dục - Vận động - Hành động ngay", nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Kháng thuốc hiện nay là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững. Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp kháng thuốc vào danh sách 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Tình trạng kháng thuốc không chỉ ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực sức khỏe mà còn tác động sâu rộng tới toàn xã hội, vượt qua ranh giới của bất kỳ quốc gia nào.
Năm 2023, Chiến lược Quốc gia về phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024-2025. Kế hoạch hành động tập trung vào 4 mục tiêu cụ thể: Nâng cao nhận thức của cán bộ y tế, cộng đồng về kháng thuốc; Củng cố hệ thống giám sát kháng thuốc; Giảm sự lây truyền của vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm; Tối ưu hóa việc sử dụng kháng sinh ở người.
Để đạt được các mục tiêu này, ngành Y tế và chính quyền địa phương cần huy động, hỗ trợ tài chính và nguồn lực để triển khai kế hoạch, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, cung cấp các tài liệu hướng dẫn chi tiết và dễ áp dụng cho các cơ sở y tế. Ngoài ra, sự phối hợp đa ngành giữa y tế, nông nghiệp, môi trường và các cơ quan liên quan, là yếu tố then chốt bảo đảm kế hoạch, chiến lược quốc gia được thực hiện thành công. Khi tất cả các ban ngành và cộng đồng cùng chung tay hành động, chúng ta mới có thể kiểm soát kháng thuốc hiệu quả, góp phần vào bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững.
GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc là một chiến dịch toàn cầu nhằm thúc đẩy hiểu biết và hành động về kháng thuốc. Với chủ đề năm nay là "Giáo dục - Vận động - Hành động ngay", chiến dịch kêu gọi:
Giáo dục là nền tảng trong cuộc chiến chống lại kháng thuốc. Bộ Y tế cam kết nâng cao nhận thức trên tất cả các lĩnh vực - nhân viên y tế, các nhà hoạch định chính sách, các bên liên quan và cộng đồng. Đối với nhân viên y tế, Bộ Y tế hướng đến việc tăng cường hiểu biết của họ về quản lý kháng sinh, thực hành kê đơn, và các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn thông qua các chương trình phát triển chuyên môn liên tục. Đối với công chúng: Các chiến dịch nâng cao nhận thức sẽ giúp người dân hiểu rõ nguy cơ của việc tự ý dùng thuốc, tầm quan trọng của việc hoàn thành liệu trình điều trị được kê đơn và vai trò của họ trong việc giảm thiểu kháng thuốc. Đối với các nhà hoạch định chính sách và ngành công nghiệp, nông nghiệp, môi trường: Bộ Y tế tập trung vào các nền tảng chia sẻ kiến thức để đảm bảo mọi lĩnh vực đều hiểu được tác động kinh tế và xã hội của kháng thuốc. Giáo dục giúp tất cả các bên liên quan trở thành có hiểu biết. Đây là nền tảng để tạo ra những thay đổi hành vi bền vững và phát triển các thực hành có trách nhiệm trong việc sử dụng kháng sinh.
Vận động là thiết yếu để đảm bảo kháng thuốc luôn là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự về y tế quốc gia và toàn cầu. Bộ Y tế đang thúc đẩy các kế hoạch hành động quốc gia mạnh mẽ tích hợp cách tiếp cận Một sức khỏe "One Health", giải quyết các vấn đề về sức khỏe con người, động vật và môi trường. Huy động hợp tác quốc tế: không có ranh giới, Bộ Y tế hợp tác với các tổ chức khu vực và quốc tế như WHO, FAO, OIE và các tổ chức khác để thúc đẩy sự đoàn kết toàn cầu và các phản ứng phối hợp. Quan hệ đối tác công tư: Chúng tôi kêu gọi các công ty dược phẩm, nhà nghiên cứu và nhà đổi mới tham gia phát triển các loại kháng sinh, vaccine và công cụ chẩn đoán mới.
Hành động ngay - Kháng thuốc yêu cầu hành động ngay lập tức và bền vững. Mỗi giây phút không hành động đều đặt tính mạng con người vào nguy hiểm và phá hoại hàng thập kỷ tiến bộ trong y học. Bằng cách vận động cho những hành động này, chúng ta có thể đảm bảo nguồn lực, chính sách và các mối quan hệ đối tác cần thiết để đối phó hiệu quả với kháng thuốc. Về phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn: Chúng tôi đang tăng cường các nỗ lực tại các cơ sở y tế, thúc đẩy vệ sinh tay và đảm bảo tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường. Về quản lý kháng sinh: Bộ Y tế đang thực thi các quy định nhằm hạn chế việc lạm dụng và sử dụng sai mục đích kháng sinh trong cả lĩnh vực y tế và nông nghiệp. Các hệ thống giám sát đang được tăng cường để theo dõi việc sử dụng kháng sinh và các mô hình kháng thuốc. Nghiên cứu và đổi mới: Bộ Y tế ưu tiên cho các sáng kiến nghiên cứu nhằm phát triển các liệu pháp điều trị mới, vaccine, công cụ chẩn đoán.
Bộ Y tế kêu gọi toàn bộ ngành y tế tại tất cả các tỉnh thành triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia và Kế hoạch Hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân hiện tại và sức khỏe của các thế hệ tương lai, bảo vệ nguồn kháng sinh quý giá tại Việt Nam và trên toàn thế giới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.