Khai thác thông tin từ gia đình được biết, sau sinh 2 ngày, bệnh nhi xuất hiện vàng da vùng bụng, tiếp tục vàng toàn thân rồi chuyển màu vàng sậm vùng mặt và tay chân.
Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện bệnh nhi có tăng trương lực cơ, gồng cứng người và có những cơn ngừng thở ngắn, bú kém. Dựa trên kết quả xét nghiệm máu và hội chẩn chuyên khoa, bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh não cấp do tăng Bilirubin (một loại sắc tố mật có màu vàng do quá trình phá vỡ tự nhiên của hồng cầu sản sinh ra).
Theo các bác sĩ, đối với bệnh lý vàng da, ngoài sự đổi màu điển hình của da và màng cứng của mắt, tăng bilirubin trong máu có thể gây tích tụ bilirubin trong chất xám của hệ thần kinh trung ương, dẫn đến các vấn đề thần kinh, thậm chí nghiêm trọng như bại não, rối loạn vận động, thiểu năng trí tuệ và các tổn thương thần kinh không hồi phục khác. Bệnh nhi nhanh chóng được chỉ định thay máu ngay lập tức để giảm nồng độ bilirubin, tránh gây tổn thương não, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ sau này.
Sau 1 tuần điều trị, hiện tại bệnh nhi đã có thể bú, thể trạng ổn định hơn, tiếp tục được các bác sĩ theo dõi sát sao các di chứng về thần kinh.
Qua trường hợp trên các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên khuyến cáo: Trong những ngày đầu sau sinh, gia đình cần thường xuyên đưa trẻ ra ngoài sáng, không nên để trẻ trong phòng tối. Thường xuyên theo dõi màu sắc da của trẻ, nếu thấy da trẻ có màu vàng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nên tự ý điều trị vàng da tại nhà như uống nước lá, tắm lá hoặc tắm nắng….
Bệnh vàng da ở trẻ nếu để quá một tuần sẽ nguy hiểm đến tính mạng trẻ, dễ gây ra các biến chứng do chất bilirubin tăng xâm nhập vào nhân xám não làm tổn thương não dẫn tới nguy cơ tàn tật, bại não ở trẻ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Sau khi ăn thịt ba ba một lúc, người đàn ông xuất hiện mẩn đỏ, ngứa toàn thân. Tình trạng nặng lên nhanh chóng, người đàn ông này dần rơi vào lơ mơ, khó thở.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ vừa tiếp nhận điều trị trường hợp bệnh nhi bị sốc sốt xuất huyết nặng.
VTV.vn - Thời gian sau bão Yagi, Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp người bệnh bị rắn, rết cắn.
VTV.vn - Những ngày qua do mưa lũ, hoạt động của không ít trạm y tế bị gián đoạn thậm chí bị cô lập.
VTV.vn - Bệnh nhi nam, 12 tuổi, bệnh diễn biến từ khi 2 tuổi, xuất hiện các sẩn đỏ cánh tay, đùi, không ngứa không đau, trẻ không được điều trị gì.
VTV.vn - Bệnh nhân N.V.D. (60 tuổi, trú tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) nhập viện trong tình trạng rát miệng họng, không đau ngực, không đau bụng.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa ứng dụng kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể cứu sống một trường hợp sốc nhiễm trùng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Bị bệnh gout hơn 10 năm, người bệnh N.V.T. xuất hiện rất nhiều khối u lớn nhỏ ở khớp tay, chân, làm biến dạng bàn tay, bàn chân.
VTV.vn - Đi khám khi có dấu hiệu chuyển dạ tại trạm y tế xã, nhưng do có sẹo mổ cũ, sản phụ không thể sinh thường mà phải ra bệnh viện huyện để sinh con.
VTV.vn - Bão lũ gây nguy hại cho sức khỏe con người, trong đó có sức khỏe thị giác qua một số cơ chế.
VTV.vn - Sau khi ăn món nấm xào, 5 người dân trú tại thôn 10 xã Hà Linh (Hương Khê, Hà Tĩnh) có triệu chứng bị ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Đang đi trên đường, bé trai (7 tuổi, trú tại Kiên Giang) bị tổ ong vò vẽ từ trên cây rơi xuống và đốt khoảng 70 vết.
VTV.vn - Dự kiến, ngày 14/9/2024, các túi thuốc đầu tiên sẽ bắt đầu vận chuyển đến Sở Y tế các tỉnh, thành để kịp thời hỗ trợ người dân.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ và ngập lụt.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản về việc tăng cường công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm.