Làm sao để phát hiện nhanh chóng những dấu hiệu của bệnh đậu mùa khỉ?

P.V, icon
11:03 ngày 07/08/2022

VTV.vn - Dấu hiệu đậu mùa khỉ thường thấy sẽ là đau đầu, sốt, đau cơ, đau lưng nhất là sưng hạch.

Theo các bác sĩ Bệnh viện đa khoa quốc tế Medlaec: Trái ngược với bệnh dịch COVID-19 đã hoành hành toàn cầu, đậu mùa khỉ đã từng xuất hiện và không phải là một loại virus xa lạ. Vào năm 1958, các nhà khoa học đã phát hiện được chủng bệnh của đậu mùa khỉ lần đầu tiên. Xác định ban đầu được cho là virus bắt gặp trên những con khỉ bị nhốt dùng để nghiên cứu tại Đan Mạch.

Trường hợp xác nhận nhiễm phải virus đậu mùa khỉ đầu tiên trên thế giới là vào năm 1970 tại vườn quốc gia thuộc Zaire, nay được gọi là Cộng hòa dân chủ Congo. Dịch bệnh đậu mùa khỉ có cùng họ với virus đậu mùa, tuy nhiên dấu hiệu đậu mùa khỉ sẽ nhẹ hơn.

Những dấu hiệu đậu mùa khỉ thường gặp ở người

Thời gian ủ bệnh của đậu mùa khỉ bắt đầu từ 6 - 13 ngày hoặc rơi vào khoảng 5 - 21 ngày kể từ khi nghi nhiễm mắc phải bệnh.

Giai đoạn đầu tiên của bệnh từ 1 - 5 ngày đầu, dấu hiệu đậu mùa khỉ thường thấy sẽ là đau đầu, sốt, đau cơ, đau lưng nhất là sưng hạch.

Giai đoạn thứ hai kéo dài từ 1 - 3 ngày sau khi cơn sốt suy giảm. Lúc này, những phát ban bắt đầu xuất hiện. Cụ thể nốt ban có thể kéo dài theo trình tự trong khoảng 2 - 4 ngày.

Đáng chú ý ở đây, có những bệnh nhân xuất hiện những biểu hiện lâm sàng không quá điển hình khi mắc phải dịch bệnh đậu mùa khỉ. Bởi vì xét theo góc độ y khoa, những dấu hiệu đậu mùa khỉ không khác gì những triệu chứng bệnh lý bình thường khác. Tuy nhiên, phát ban vẫn được coi là một trong những triệu chứng điển hình nhất của bệnh.

Đậu mùa khỉ thường lây nhiễm qua con đường nào?

CDC Hoa Kỳ đã ra khuyến cáo cho người dân nên tránh tiếp xúc với những người xuất hiện phát ban hoặc trông giống với triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ. Ngoài ra, nên tránh quan hệ tình dục với nhiều bạn tình để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo ở mức thấp nhất.

Nếu như với COVID-19, nguyên nhân gây ra bùng phát dịch bệnh đến từ lây nhiễm qua giọt bắn. Thì nguy cơ lây lan và xuất hiện dấu hiệu đậu mùa khỉ đến từ việc dùng chung đồ với người đang mắc bệnh. Dựa trên phân tích từ giới chuyên môn, đậu mùa khỉ có ba con đường lây nhiễm chính sau đây:

- Lây truyền từ các vết thương động vật cắn đã bị mắc phải virus đậu mùa khỉ.

- Những người ăn thịt động vật đã bị nhiễm chủng virus đậu mùa khỉ.

- Đối tượng tiếp xúc gần với người đã bị nhiễm đậu mùa khỉ.

Về những triệu chứng thường thấy của đậu mùa khỉ sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian từ 5 - 21 ngày. Khi đó, da của bạn bắt đầu có dấu hiệu tổn thương. Cùng với đó là đường hô hấp hay niêm mạc tại mũi, mắt, miệng cũng chịu ảnh hưởng.

Cũng theo như CDC, mặc dù dấu hiệu đậu mùa khỉ xuất hiện có thể đến từ lây lan qua giọt bắn. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi cần tiếp xúc ở một cự ly gần và có sự tương tác trong thời gian dài. Người dân có thể dựa vào yếu tố này để đề phòng nguy cơ lây lan cho bản thân mình và người thân xung quanh.

Đậu mùa khỉ liệu có nguy hiểm hay không?

Về mức độ đánh giá, tính nguy hiểm của đậu mùa khỉ, chuyên gia tại Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết Việt Nam nằm trong khu vực phía Tây của Thái Bình Dương. Do đó, nguy cơ xâm nhập của bệnh có thể từ thấp đến trung bình. Việc đánh giá chi tiết sự nguy hại của bệnh dựa trên 3 tiêu chí: một là xét về tính trầm trọng của dịch đậu mùa khỉ, hai là yếu tố xâm nhập của bệnh dịch, cuối cùng là sự lây lan của dịch bệnh trong khu vực lãnh thổ.

Trong đó, trẻ em và người có hệ miễn dịch kém khi có những dấu hiệu đậu mùa khỉ có thể gặp phải trường hợp nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, đậu mùa khỉ ít gây tử vong vì chỉ phát hiện được 10% số người nhiễm bệnh tại Trung Phi tử vong và chưa có trường hợp nào bên ngoài Châu Phi được xác nhận tính đến thời điểm hiện tại.

Xử trí ra sao khi bắt gặp dấu hiệu đậu mùa khỉ?

Cách giảm thiểu tình hình của dịch bệnh đậu mùa khỉ đang được áp dụng chủ yếu là dùng biện pháp cách ly và vệ sinh nơi ở, nhà cửa sạch sẽ. Bên cạnh đó, giới chuyên môn cũng đã nghiên cứu, nhận định rằng, người xuất hiện dấu hiệu đậu mùa khỉ sẽ giảm nhẹ triệu chứng trong vòng từ 2 - 4 tuần, cơ thể dần bắt đầu tự khỏi bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không may bị nhiễm bệnh thì cần thăm khám và dùng thuốc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả trị bệnh.

Ngoài ra, dịch bệnh đậu mùa khỉ không phải là một biến chủng mới nên đã có một số loại vaccine đã được đưa vào để đăng ký. Nhằm mục đích để phục vụ cho quá trình tiêm chủng cần được thực hiện trong một số trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, WHO không khuyến cáo khi dùng vaccine để tiêm đại trà cho mọi người dân. Nhưng với một số đối tượng có thể được tiến hành tiêm vaccine đã được Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất như sau:

+ Đối tượng đã tiếp xúc với người bị nhiễm dịch đậu mùa khỉ.

+ Những người có nhiệm vụ hỗ trợ cho người bệnh mắc đậu mùa khỉ, việc tiêm phòng để phòng ngừa nguy cơ lây bệnh sang họ, gồm có nhân viên y tế, người làm việc tại các phòng xét nghiệm.

Lưu ý: Tiêm chủng phòng đậu mùa khỉ có điểm khác với COVID-19, đó là ngoài tiêm phòng trước thì vaccine cũng có thể được tiêm cho người bệnh ngay sau khi tiếp xúc với virus vì thời gian ủ bệnh khá dài. Cũng theo CDC Hoa Kỳ, vaccine đậu mùa khỉ cần được tiêm trong vòng 4 ngày kể từ bắt đầu có dấu hiệu đậu mùa khỉ để đối phó tốt nhất với sự tiến triển của bệnh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục