Riêng trong ngày 1/5, Khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện đã tiếp nhận 3 trường hợp bị rắn cắn. Rất may các trường hợp này đều không quá nghiêm trọng và được cấp cứu kịp thời nên đều đã ổn định. Trước đó, 1 trường hợp bệnh nhân bị rắn cắn dẫn đến hoại tử phải phẫu thuật cắt bỏ một phần cánh tay.
Bàn tay phù nề sau khi bị rắn cắn
Khi thời tiết chuyển sang mùa hè, kèm theo mưa ẩm là thời điểm loài rắn vào mùa sinh sản và kiếm ăn. Vì vậy mọi người cần nâng cao cảnh giác và đề phòng rắn cắn khi đi vào những nơi rậm rạp (làm vườn, đi rừng,...) nhất là vào ban đêm.
Một bệnh nhân khác cũng mới bị rắn cắn
Để phòng tránh rắn cắn nên áp dụng các biện pháp sau:
- Khi làm vườn hay đi rừng, nên đi ủng, dày cao cổ, mặc quần áo dài, đội mũ và soi đèn pin khi trời tối.
- Thường xuyên dọn dẹp nơi ở, phát quang cây cối, bụi rậm xung quanh nhà để rắn không có nơi ẩn nấp.
- Khi ngủ cần đóng kín cửa, không nằm ngủ trên nền đất. Hạn chế đến gần khu vực có nhiều cỏ rậm, đống gạch, bãi rác,…
- Không cố gắng bắt hoặc giết rắn.
Khi bị rắn cắn, cần sơ cứu kịp thời và đúng cách:
- Không để nạn nhân tự đi lại. Bất động chân, tay bị rắn cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn)
- Áp dụng biện pháp băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt.
- Không trích, rạch, chọc tại vùng vết cắn làm tổn thương thêm mạch máu, dây thần kinh, gây nhiễm trùng nặng thêm.
- Không tự ý áp dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo.
- Khẩn trương đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online!
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thuốc giả Theophylline 200mg.
VTV.vn - Hàng năm, cứ vào dịp lễ Tết, Khoa Phỏng-Tạo hình, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) tiếp nhận nhiều trường hợp phỏng nặng do tai nạn phát nổ khi tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Sau 3 ngày sốt, mệt mỏi, chị P.T.T.T. (39 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc) đi khám và được nhập viện.
VTV.vn - Ngày 6/1, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp tử vong nghi do bệnh dại tại huyện Krông Ana.
VTV.vn - Ngày 5/1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có thông tin về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người human metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận bệnh nhi 4 tuổi tử vong do bệnh ho gà. Đáng lưu ý, bệnh nhi chưa tiêm vaccine phòng bệnh có thành phần ho gà.
VTV.vn - Trong năm qua, nhiều cơ sở điều trị đã báo động về một bệnh giun đũa của loài chó lây sang người: bệnh ấu trùng giun đũa chó (Toxocara Canis).
VTV.vn - Hiện nay, trẻ đi học thường hay gặp một số các bệnh về mắt như: viêm kết mạc (đau mắt đỏ), viêm nhiễm mi mắt, tật khúc xạ.
VTV.vn - UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về phòng chống dịch bệnh năm 2025 và giao nhiệm vụ cho các đơn vị phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc tăng cường kiểm tra, giám sát mua bán, sử dụng sản phẩm từ hạt sang.
VTV.vn - Tính đến hết tháng 11 năm 2024, toàn tỉnh Hải Dương có 15.027 người nghi lao được xét nghiệm đờm soi trực tiếp, phát hiện 1.046 bệnh nhân lao các thể.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Khoa Nội nhi Tổng hợp - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã khám và điều trị nhiều trường hợp bệnh nhi bị bệnh viêm mao mạch dị ứng (Schonlein Henoch).
VTV.vn - Đó là cơ sở gắn biển hiệu "Đông Y Hồng Lý" tại địa chỉ số 517 Bình Thành, Khu phố 2, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân.
VTV.vn - Dịp cận Tết Nguyên đán là thời điểm các dịch bệnh dễ bùng phát, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa.
VTV.vn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận bé trai 4 tuổi, trú tại tỉnh Bình Phước, đến khám và nhập viện vì tình trạng táo bón kéo dài.