Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một loại vi khuẩn thường tìm thấy ở hệ tiêu hóa, tiết niệu và sinh dục của phụ nữ. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) năm 2020, tỷ lệ phụ nữ mang thai có GBS trong trực tràng và âm đạo từ 10-30%, 50% thai phụ sẽ truyền vi khuẩn cho con, 1-2% thai nhi mang vi khuẩn có thể bị nhiễm khuẩn sơ sinh sớm nếu không được điều trị.
Thời gian qua, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã tiếp nhận quản lý thai sản, đỡ đẻ và phẫu thuật lấy thai cho không ít trường hợp thai phụ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Bạch Liên, Khoa Sản, Bệnh viện Bãi Cháy, hầu hết phụ nữ mang thai bị liên cầu khuẩn tan máu nhóm B không có triệu chứng và thai nhi của họ phát triển bình thường. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai, nhiễm GBS có thể tăng nguy cơ phát triển một số bệnh của phụ nữ mang thai như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng niêm mạc tử cung, gây ra một số biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ như chuyển dạ sinh non, ối vỡ sớm, nhiễm trùng ối, sảy thai, thai lưu.
Trẻ sơ sinh thường nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B từ mẹ trong quá trình chuyển dạ. Đa số trẻ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B có thể tự khỏi mà không cần điều trị, chỉ có 1-2% trẻ nhiễm có thể tiến triển thành bệnh với những biến chứng nặng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu và có thể tử vong, đặc biệt đối với trẻ sinh non.
Tại Bệnh viện Bãi Cháy, tất cả các phụ nữ mang thai tới thăm khám đều được quản lý thai sản định kỳ, chỉ định thực hiện xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B để phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh. Theo đó, việc thực hiện xét nghiệm phát hiện GBS đối với thai đơn ở tuần thai thứ 35-37 tuần 6 ngày; đa thai ở thời điểm tuần thứ 32-34 tuần.
Khi tiến hành xét nghiệm, bác sĩ sẽ lấy mẫu thử từ âm đạo và trực tràng, gửi đến phòng xét nghiệm để nuôi cấy trong môi trường đặc biệt tìm GBS và đưa ra kết luận chính xác nhất sau 2 - 3 ngày xét nghiệm. Những thai phụ được xác định dương tính với Liên cầu khuẩn nhóm B sẽ được điều trị và thực hiện các biện pháp dự phòng lây truyền sang trẻ sơ sinh như tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch trong khi chuyển dạ để giảm nguy cơ trẻ sinh ra bị nhiễm trùng.
Với những trẻ được sinh đủ ngày đủ tháng và mẹ đã được tiêm kháng sinh trước sinh 4 giờ: Trẻ không cần được theo dõi đặc biệt sau sinh. Đối với trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm GBS không điều trị hoặc điều trị dưới 4h sẽ được chuyển điều trị, theo dõi đặc biệt tại đơn nguyên hồi sức tích cực sơ sinh khi xuất hiện các dấu hiệu như khóc thét hoặc li bì, giảm trương lực cơ, bỏ bú, nhiệt độ cơ thể dưới 36 độ C hoặc trên 38 độ C, thở nhanh, thay đổi bất thường màu da…
Liên cầu tan máu nhóm B là mối nguy đe dọa sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai nên theo dõi thai sản định kỳ, xét nghiệm tầm soát sớm GBS tại các cơ sở chuyên khoa để tránh những biến chứng nguy hiểm trong quá trình sinh nở và hạn chế nhiễm trùng sơ sinh cho trẻ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho bé gái L.N.A.N (2 tháng tuổi, trú tại Quỳ Hợp, Nghệ An) bị nhiễm khuẩn rất nặng do nhiễm tụ cầu vàng.
VTV.vn - Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận bé trai 25 tháng tuổi, sau khi nuốt phải một chiếc kim băng sắc nhọn, đặc biệt nguy hiểm đó là chiếc kim băng đã bật nắp bảo vệ.
VTV.vn - Ngừng thở, ngừng tim ngoại viện, tổn thương não nghiêm trọng, đó là tình trạng của bệnh nhân nữ 67 tuổi (Thanh Hoá) sau khi uống một loại bột để chữa viêm dạ dày.
VTV.vn - Hàng năm, cứ vào dịp lễ Tết, Khoa Phỏng-Tạo hình, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) tiếp nhận nhiều trường hợp phỏng nặng do tai nạn phát nổ khi tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Sau 3 ngày sốt, mệt mỏi, chị P.T.T.T. (39 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc) đi khám và được nhập viện.
VTV.vn - Ngày 6/1, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp tử vong nghi do bệnh dại tại huyện Krông Ana.
VTV.vn - Ngày 5/1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có thông tin về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người human metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận bệnh nhi 4 tuổi tử vong do bệnh ho gà. Đáng lưu ý, bệnh nhi chưa tiêm vaccine phòng bệnh có thành phần ho gà.
VTV.vn - Trong năm qua, nhiều cơ sở điều trị đã báo động về một bệnh giun đũa của loài chó lây sang người: bệnh ấu trùng giun đũa chó (Toxocara Canis).
VTV.vn - Hiện nay, trẻ đi học thường hay gặp một số các bệnh về mắt như: viêm kết mạc (đau mắt đỏ), viêm nhiễm mi mắt, tật khúc xạ.
VTV.vn - UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về phòng chống dịch bệnh năm 2025 và giao nhiệm vụ cho các đơn vị phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc tăng cường kiểm tra, giám sát mua bán, sử dụng sản phẩm từ hạt sang.
VTV.vn - Tính đến hết tháng 11 năm 2024, toàn tỉnh Hải Dương có 15.027 người nghi lao được xét nghiệm đờm soi trực tiếp, phát hiện 1.046 bệnh nhân lao các thể.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Khoa Nội nhi Tổng hợp - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã khám và điều trị nhiều trường hợp bệnh nhi bị bệnh viêm mao mạch dị ứng (Schonlein Henoch).
VTV.vn - Đó là cơ sở gắn biển hiệu "Đông Y Hồng Lý" tại địa chỉ số 517 Bình Thành, Khu phố 2, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân.