Nuôi con bằng sữa mẹ có những lợi ích gì?
Theo chia sẻ từ Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, dễ tiêu hóa hấp thụ và có đủ các chất dinh dưỡng đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ. Trẻ bú sữa mẹ ít khi bị suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì sau này.
Sữa mẹ có vai trò miễn dịch bảo vệ cơ thể trẻ phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn nhất là tiêu chảy và viêm phổi. Trẻ bú sữa mẹ cũng có tác dụng dự phòng các bệnh mãn tính khi trưởng thành như béo phì, đái tháo đường, tim mạch…
Nuôi con bằng sữa mẹ hình thành được mối quan hệ yêu thương gắn bó tình cảm mẹ con. Người mẹ có thời gian gần gũi, chăm sóc con giúp cho trẻ phát triển hài hòa.
Nuôi con bằng sữa mẹ là một biện pháp góp phần kế hoạch hóa gia đình, giúp cho mẹ chận có thai và giảm được nguy cơ ung thư vú và buồng trứng.
Nuôi con bằng sữa mẹ thuận tiện, ít tốn kém và cũng là sự đầu tư tốt nhất cho gia đình và tiết kiệm ngân sách quốc gia.
Tại sao sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ nhỏ?
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, ngay cả khi mẹ bị bệnh, có thai, có kinh nguyệt hay gầy yếu. Sữa mẹ chứa tất cả các chất dinh dưỡng mà trẻ cần trong khoảng thời gian từ sau sinh đến 6 tháng tuổi.
Sữa mẹ trong vài ngày đầu sau đẻ gọi là sữa non, có màu vàng nhạt và đặc sánh. Sữa non nhiều đạm, Vitamin A và các yếu tố bảo vệ cơ thể, giúp trẻ phòng chống nhiễm khuẩn và dị ứng. Sữa non có tác dụng đào thải phân su giúp trẻ đỡ vàng da.
Sau giai đoạn sữa non, sữa mẹ chuyển tiếp sang sữa trưởng thành, sữa này gồm có sữa đầu bữa và sữa cuối bữa. Sữa đầu bữa là sữa ở đầu bữa bú. Sữa có màu hơi xanh, trong và lỏng. Trẻ bú sữa đầu sẽ nhận được nhiều nước và có đủ chất dinh dưỡng. Sữa cuối bữa là sữa ở cuối bữa bú, có màu trắng đục vì chứa nhiều chất béo và có nhiều năng lượng giúp trẻ tăng cân tốt.
Phân tích thành phần các chất trong sữa mẹ cho thấy chất đạm và chất béo trong sữa mẹ dễ tiêu hóa và hấp thụ. Đường lactose trong sữa mẹ nhiều hơn trong các loại sữa khác nên cung cấp thêm nguồn năng lượng cho trẻ.
Chất sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu nên trẻ bú mẹ sẽ không bị thiếu máu do thiếu sắt.
Sữa mẹ chứa đủ lượng canxi và phốt pho giúp trẻ phát triển tốt, ít bị còi xương.
Sữa mẹ có đấy đủ các loại Vitamin, nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu thì không cần bổ sung thêm Vitamin và nước quả.
Vì sao phải cho trẻ bú sớm ngay sau đẻ?
Sữa mẹ được bài tiết theo cơ chế phản xạ. Khi trẻ bú xung động cảm giác từ vú lên não để sản xuất ra hai nội tiết tố là Prolactin và Oxytocin.
Prolactin kích thích các tế bào tiết sữa. Oxytocin có tác dụng làm cho sữa chảy ra đầu vú.
Sự tiếp xúc sớm ngay sau đẻ làm tăng mối quan hệ gắn bó mẹ con. Động tác bú của trẻ có tác dụng co hồi tử cung, cầm máu sau đẻ, mẹ đỡ thiếu máu.
Bú sớm sẽ kích thích sữa bài tiết sớm đồng thời tránh được hiện tượng cương tức vú, khả năng tiết sữa kéo dài hơn, thời gian cho bú lâu hơn.
Bú sớm trẻ sẽ nhận được sữa non-là thức ăn phù hợp với bộ máy tiêu hóa của trẻ và tăng sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm khuẩn sau đẻ.
Bú sớm cũng giúp trẻ bú đúng cách ngay từ ban đầu, nuôi con bằng sữa mẹ dễ thành công.
Vì vậy ngay sau đẻ cho trẻ tiếp xúc da kề da, mẹ nằm cạnh con và cho bú sớm trong vòng một giờ đầu.
Ngay sau đẻ, có cần cho trẻ uống nước đường, nước cam thảo hoặc các loại sữa khác không?
Điều này không tốt, vì nếu trẻ uống nước đường, cam thảo hoặc các loại sữa khác thì mẹ sẽ cho trẻ bú muộn hơn, và khi trẻ đã thỏa mãn cơn đói thì sẽ bú mẹ ít hơn làm ảnh hưởng đến việc ngậm bắt vú của trẻ.
Trẻ dễ bị mắc tiêu chảy, vì quá trình pha chế cốc thìa không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt nếu cho trẻ bú bình thì sẽ ảnh hưởng tới việc cho con bú sau này.
Vì vậy sau khi sinh, trẻ cần được bú sữa non ngay. Không cần cho trẻ bất cứ thức ăn hoặc nước uống uống nào khác trước khi bắt đầu bú mẹ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật trong đêm cứu sống bệnh nhi ngay sau khi chào đời tại Khoa Sản – Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.