Methadone khi cắt giảm tài trợ, có còn được tiếp tục?

Việt Hà, icon
11:51 ngày 29/11/2013

 Thuốc thay thế Methadone đang ngày càng đóng góp thiết thực trong việc điều trị cai nghiện ma túy với chi phí rẻ và hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi nguồn thuốc Methadone bị cắt giảm tài trợ, liệu chương trình này còn được tiếp tục hay không?

Chương trình điều trị nghiện ma túy bằng thuốc thay thế Methadone đã triển khai ở Việt Nam được 5 năm. Hiện có gần 15.000 người nghiện ma túy đang điều trị tại hơn 70 cơ sở trên 25 tỉnh thành.

Qua 5 năm, việc điều trị nghiện ma túy bằng Methadone đã chứng minh tính hiệu quả của loại thuốc này. Tuy nhiên, hầu hết kinh phí mua thuốc và duy trì hoạt động các cơ sở điều trị Methadone đều từ các nguồn viện trợ của quốc tế, những người điều trị đang được sử dụng thuốc miễn phí. Hiện các nguồn viện trợ đang bị cắt giảm và đến năm 2015, nguồn tài chính này sẽ cắt giảm đến hơn 80%.

Như vậy, liệu Việt Nam có tiếp tục duy trì được các cơ sở điều trị Methadone này hay không? Sau khi viện trợ bị cắt giảm, Việt Nam có chủ động được nguồn thuốc và chi phí của người bệnh sẽ ra sao? Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, chương trình Cuộc sống thường ngày đã trao đổi với Tiến sĩ Hoàng Văn Kể, Thành viên Tổ chuyên gia Ủy ban Quốc gia Phòng chống AIDS, phòng chống ma túy, mại dâm.

Ông Hoàng Văn Kể hiện là Chủ tịch Hội Liên hiệp Khoa học và Kỹ thuật TP Hải Phòng, có nhiều năm gắn bó với công tác phòng chống HIV/AIDS, điều trị nghiện ma túy tại Hải Phòng, nơi có cơ sở điều trị Methadone đầu tiên trên cả nước. Hải Phòng cũng là nơi đang thử nghiệm mô hình xã hội hóa điều trị nghiện bằng Methadone.
Mời quý vị và các bạn theo dõi Video chương trình Cuộc sống thường ngày, để tìm hiểu thêm về vấn đề Chủ động nguồn thuốc Methadone khi cắt giảm tài trợ.

Cùng chuyên mục