Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã trưởng thành hơn, nguy cơ dị ứng và không dung nạp thức ăn đặc giảm xuống. Bên cạnh đó, phản xạ đẩy lưỡi cũng giảm, cho phép bé đưa thức ăn vào bên trong miệng.
5 lý do không nên cho trẻ ăn dặm trước 4-6 tháng tuổi
1. Ruột chưa trưởng thành
Ruột là hệ thống sàng lọc quan trọng của cơ thể, giúp loại bỏ các chất có thể gây hại và tiếp nhận các chất dinh dưỡng cần thiết. Vào những tháng đầu đời, hệ thống này chưa trưởng thành.
Giữa tháng thứ 4 và tháng thứ 7, niêm mạc ruột trải qua giai đoạn phát triển mạnh mẽ gọi là thời kỳ ‘đóng’ ruột, nhờ đó thành ruột có khả năng hạn chế sự thâm nhập của các thành phần bất lợi.
Thông thường, để ngăn ngừa thực phẩm có khả năng gây dị ứng xâm nhập vào dòng máu, ruột trưởng thành tiết ra IgA, một globulin miễn dịch có tác dụng bao bọc ruột và ngăn ngừa các dị nguyên có hại đi qua. Trong những tháng đầu đời, cơ thể bé sản xuất rất ít IgA (mặc dù sữa mẹ chứa nhiều protein này), vì vậy các phân tử thức ăn có khả năng gây dị ứng sẽ đi vào dòng máu một cách dễ dàng, kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể, tạo nên phản ứng dị ứng với thức ăn. Khi bé được 6 tháng tuổi, ruột trưởng thành hơn và khả năng lọc bỏ các tác nhân gây dị ứng sẽ cao hơn. Các gia đình có tiền sử dị ứng thức ăn cần đặc biệt chú ý không cho trẻ ăn dặm quá sớm.
2. Phản xạ đẩy lưỡi cản trở việc đưa thức ăn vào họng
Lúc mới chào đời, trẻ chỉ có khả năng tiếp nhận thức ăn lỏng. Khi bất kỳ vật lạ nào (trừ núm vú) được đưa vào miệng, bé sẽ tự động thè lưỡi đẩy vật ra ngoài thay vì thụt lưỡi cho phép vật lạ đi vào trong miệng. Phản xạ giúp bé khỏi bị hóc này sẽ dần giảm khi trẻ được 4-6 tháng tuổi.
3. Cơ chế nuốt chưa hoàn thiện
Trước 4 tháng, cơ chế nuốt của trẻ chỉ phù hợp với việc bú mút, không phù hợp với việc nhai. Trẻ ở độ tuổi này chưa có khả năng phối hợp nhịp nhàng hoạt động của lưỡi và động tác nuốt. Khi được đút một thìa thức ăn, bé sẽ đưa đẩy phần thức ăn này vòng quanh trong miệng. Một phần thức ăn được đẩy về phía họng và nuốt xuống dưới, một phần được đưa vào khoang giữa má và lợi, một phần bị đẩy ra môi và tràn ra ngoài cằm. Phần lớn trẻ 4-6 tháng tuổi đã có khả năng chuyển thức ăn từ phía trước miệng tới phía sau miệng, khiến thức ăn không còn chạy quẩn quanh trong miệng hoặc rơi ra ngoài nữa.
4. Trẻ chưa thể ngồi vững
Nếu tập cho con ăn dặm khi bé chưa đủ cứng cáp, mẹ buộc phải bế bé trong lòng như khi cho bú. Điều này có thể khiến bé nhầm tưởng sẽ được ti mẹ, và khi không đạt điều mình mong đơi bé có thể từ chối thức ăn. Việc ăn dặm đòi hỏi bé phải ngồi thẳng người trên một chiếc ghế cao. Đa số các bé chỉ đạt kỹ năng này khi được 5-7 tháng tuổi.
5. Khả năng nhai chưa tốt
Răng thường xuất hiện vào tháng thứ 6, đây là một bằng chứng cho thấy trẻ nhỏ phù hợp với việc bú mút hơn việc nhau. Giữa tháng thứ 4 và tháng thứ 6, trước khi chiếc răng đầu tiên nhú lên, bé thường chảy nhiều nước dãi. Nước dãi này chứa nhiều enzym cần thiết cho tiêu hóa thức ăn đặc.
Các dấu hiện nhận biết bé đã sẵn sàng ăn dặm
Đã có thời, chế độ ăn của trẻ được quy định chặt chẽ cả về lịch trình và khẩu phần ăn. Khoa học ngày nay hiểu rằng mỗi trẻ phát triển theo tốc độ riêng. Cha mẹ không nên áp dụng một cách cứng nhắc các mốc thời gian được khuyến cáo. Hãy lắng nghe cơ thể bé, rồi bạn sẽ tìm ra giải pháp tốt nhất cho con.
Sau đây là một số dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết bé đã sẵn sàng ăn dặm:
Dấu hiệu rõ ràng nhất là bé vẫn có vẻ đói sau khi đã bú mẹ đủ 8-10 cữ bú hay 1.000 ml sữa công thức mỗi ngày (tùy theo trọng lượng cơ thể, lượng sữa bé cần ước tính là 120 -150 ml/kg cân nặng/24h; khi bắt đầu cho ăn dặm thì giảm dần lượng sữa này). Bé háo hức ngả người về phía trước hay làm om sòm khi thấy người lớn ăn.
Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.
Biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.
Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ.
Bé thể hiện sự thích thú đối với thức ăn bạn đưa.
Cân nặng tối thiểu là 6.000g và thường là gấp đôi so với khi sinh.
Đối với đa số trẻ, những điều này xảy ra vào khoảng giữa tháng thứ 4 và tháng thứ 6. Lúc này, phần lớn các bé có nhu cầu năng lượng cao hơn do hoạt động thể chất tăng đột ngột. Trước đó bé nằm yên, chỉ ngọ nguậy chân tay, chơi đùa với các đồ chơi được treo trước mặt. Rồi đột nhiên, bé bắt đầu lật người, trườn bò, tìm cách đứng dậy. Chính sự gia tăng đột biến các hoạt động thể chất này góp phần thúc đẩy nhu cầu ăn dặm. Vào thời điểm này, nguồn dự trữ sắt bé mang theo khi mới sinh cũng dần cạn kiệt. Các thực phẩm ăn dặm sẽ giúp bổ sung năng lượng và lượng sắt cần thiết.
Trong một vài ngày đầu, đa phần thức ăn sẽ bị bôi lên miệng lên mặt của bé. Những bức ảnh hay đoạn video khi lại thời khắc ‘lịch sử’ này sẽ là tài liệu vô giá về sau! Nếu bé hoàn toàn thờ ơ thậm chí là đau khổ vì thức ăn đặc, bạn nên quay lại cho bé bú mẹ hoặc bú bình trong 1-2 tuần rồi mới thử lại. Chẳng có gì vội vàng nếu bé chưa được 6 tháng tuổi.
Tác hại của việc ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn
Cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng tuổi) có thể làm tăng nguy cơ sặc thức ăn gây ngạt. Tùy theo chất lượng bữa ăn bổ sung, một số trẻ nhận được quá nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng có thể dẫn tới béo phì, trong khi một số khác lại nhận được quá ít năng lượng và chất dinh dưỡng, gây suy dinh dưỡng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng ăn dặm từ trước 4 tháng không giúp trẻ ngủ ngon hơn về đêm.
Cho trẻ ăn dặm quá muộn (sau 6 tháng tuổi) có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của bé vì sữa mẹ và sữa công thức không còn đủ khả năng bù đắp nhu cầu năng lượng rất lớn lúc này. Trẻ bú mẹ hoàn toàn có thể bị thiếu sắt. Hơn nữa việc trì hoãn ăn dặm tới sau 6 tháng có thể khiến trẻ phản kháng, không chịu ăn thức ăn đặc. Sự trì hoãn này cũng không giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh dị ứng như hen, chàm, dị ứng thức ăn./.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.
VTV.vn - Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối iod, bao gồm muối iod dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm.
VTV.vn - Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, ngày 6/11/2024, Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt việc triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Các bác si Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên vừa tiến hành nối cẳng chân bị máy cưa cắt đứt rời cho nam bệnh nhân 71 tuổi.
VTV.vn - Để trả lời câu hỏi: “Nên ăn trước hay sau khi tập thể dục?”, các chuyên gia khuyên bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc chung dưới đây.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân nữ 81 tuổi, có khối u bướu giáp khổng lồ tồn tại 30 năm
VTV.vn - Nam bệnh nhân L.V.S. (65 tuổi, Hải Dương) có tiền sử khỏe mạnh, không có bất kỳ dấu hiệu vết thương hoặc xây xước nào trên cơ thể.
VTV.vn - Gout là một dạng viêm khớp khá phổ biến thường gây ra đau nhức, khó chịu. Do đó, việc tìm kiếm một giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ hiệu quả trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt vừa can thiệp kịp thời cứu một nam bệnh nhân còn rất trẻ, mới chỉ 31 tuổi nhưng đã bị nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Thoái hóa điểm vàng dễ gặp khi con người bước vào tuổi trung niên. Vì thế cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.
VTV.vn - Đó là trường hợp của nữ bệnh nhân N.H.M.T. (sinh năm 2000, quê Khánh Hòa) khi mắc phải căn bệnh Wilson thể gan - thần kinh hiếm gặp.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 42 tuổi, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) trong tình trạng đau ngực dữ dội..
VTV.vn - Gần đây, nhiều người đến bệnh viện cấp cứu do bị suy kiệt thể trạng, phù phổi dẫn đến hôn mê. Nguyên nhân là do nhiều ngày nhịn ăn và chỉ uống nước kiềm.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 56 tuổi (Hà Tĩnh) nhập Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.
VTV.vn - Trong tuần 44 (từ 28/10 - 3/11/2024), số ca mắc sởi ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh có dấu hiệu gia tăng ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi và nhóm từ 11 tuổi trở lên.
VTV.vn - Một ngư dân đang đánh bắt hải sản trên biển thì bất ngờ bị thương được lực lượng Cảnh sát biển 3 cứu kịp thời đưa vào đất liền điều trị.