
Cụ thể: Khoa Ngoại và Chuyên khoa vừa tiếp nhận 2 trường hợp trẻ nhỏ bị bỏng do nước sôi và bỏng do nước lẩu.
Trường hợp đầu tiên là bé N.B.M. (2 tuổi, trú tại Quảng Yên, Quảng Ninh) nhập viện trong tình trạng bị bỏng nước sôi vùng mặt, cổ, ngực, cánh - cẳng tay phải. Trẻ đã được xử trí cắt lọc, băng bỏng tại Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ.
Trẻ được chẩn đoán: bỏng nước sôi độ II,III vùng cằm, cổ, ngực, cánh cẳng tay phải diện tích 15%, được điều trị thay băng bỏng, điều trị nội khoa.
Trường hợp thứ hai là bé D.K.D. (22 tháng tuổi, trú tại Bình Liêu, Quảng Ninh) nhập viện trong tình trạng bị bỏng nước sôi vùng lưng, mông, đùi, cẳng chân 2 bên. Trẻ đã vào sơ cứu bỏng và điều trị tại Trung tâm Y tế Bình Liêu, diện bỏng thấm nhiều dịch ra băng, kèm theo sốt cao từng cơn.
Qua thăm khám, các sĩ chẩn đoán: Bệnh nhi bị bỏng nhiệt độ II - III vùng lưng, mông, đùi - diện tích 19%.
Theo bác sĩ Đỗ Hoàng Việt, sau khi nhập viện, bệnh nhi được tiến hành bù dịch, cắt lọc phỏng nước, vảy tiết diện bỏng sau đó băng vết bỏng bằng gạc tẩm silveryl. Cả hai bệnh nhi bị bỏng 15-20%, cấp độ 2 - 3, nguy cơ tổn thương nặng ở vùng mặt và cổ, cánh tay và vùng thân trước.
Hiện, cả hai bệnh nhi đã tạm ổn định nhưng vẫn rất đau đớn, khả năng điều trị kéo dài.
Do bất cẩn, nhiều gia đình khi tắm cho trẻ nhỏ đã không chú ý khiến trẻ không may bị bỏng. Các ca bỏng nặng thường phải điều trị lâu dài và tốn rất nhiều chi phí. Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo: Bỏng nước, hay bỏng nước lẩu đang sôi thường gây tổn thương rất nặng. Vì thế, trong bữa ăn, nhất là có canh nóng hoặc nồi lẩu, người lớn cần đặc biệt cảnh giác, trông chừng trẻ, bởi các bé rất hiếu động, có thể gây tai nạn.
Cách sơ cứu khi trẻ bị bỏng nước sôi: Việc đầu tiên các gia đình cần làm là phải nhanh chóng bộc lộ vị trí bị bỏng, đưa vết bỏng vào dưới vòi nước hoặc vào chậu nước mát và sạch để giảm nhiệt độ bỏng, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm và giảm độ sâu của vết thương, hạn chế tổn thương lan rộng.
Nếu không, có thể dội nước mát sạch lên đó vài lần. Ngay cả khi da không còn tiếp xúc với tác nhân gây bỏng, nhiệt tích tụ ở vết bỏng vẫn tiếp tục gây tổn thương sâu hơn. Đây là biện pháp quan trọng số một giúp giảm thiểu mức độ tổn thương.
Tuyệt đối không dùng nước đá lạnh để làm mát, vì có thể gây tổn thương da. Không áp dụng các biện pháp truyền miệng như phun rượu, bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng lên vết bỏng để tránh làm gia tăng tổn thương. Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Theo TS. BS. Phan Bích Nga (Trưởng Khoa khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em - Viện dinh dưỡng Quốc gia), tình trạng thấp còi ở trẻ chủ yếu là do thiếu kiến thức về dinh dưỡng.
VTV.vn - Người phụ nữ 50 tuổi, vào Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (TP Hồ Chí Minh) trong tình trạng đau đầu nặng, sụp mí mắt và suy giảm thị lực mắt phải, song thị.
VTV.vn - Sởi là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm và rất dễ lây lan, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm phòng.
VTV.vn - Gần một tuần nay, Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn (Phú Thọ) có đến 25% trẻ nhập viện do các bệnh đường hô hấp - xét nghiệm dương tính với virus hợp bào hô hấp.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi Hà Nội vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 12 tuổi, mắc dị tật tịt cửa mũi sau một bên - một bệnh lý hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1/8.000 trẻ.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm của Trường THCS Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn mới nhất về chẩn đoán và điều trị bệnh sởi, cập nhật nhiều nội dung quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống và điều trị căn bệnh này.
VTV.vn - Sáng 29/3, đoàn công tác của Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng.
VTV.vn - Ngày 29/3, Bộ Y tế có công văn hỏa tốc về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
VTV.vn - Đó là Phòng khám đa khoa An Đông tại số 360 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Khối chửa của bệnh nhân to tương đương thai 12 tuần, dính chặt vào đại tràng và thành bụng gây khó khăn, thách thức cho quá trình can thiệp phẫu thuật.
VTV.vn - Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 27/3, thành phố ghi nhận 1.474 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó 1.320 trường hợp sởi xác định.
VTV.vn - "Mother-K – bình sữa đang gây sốt trong hội mẹ bỉm. Liệu đây chỉ là trào lưu nhất thời hay thực sự là sản phẩm đáng để các mẹ tin dùng?
VTV.vn - Anh Bobby (46 tuổi, Philippines) bị nhồi máu cơ tim khi ra sân bay về nước. Nhờ sự can thiệp kịp thời của bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, anh được cứu sống ngoạn mục.
VTV.vn - Cứ nghĩ "miễn con khỏe mạnh là được", tuy nhiên biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng, mà còn đe dọa cả sự phát triển trí tuệ, khả năng miễn dịch và tầm vóc của trẻ.