Ngày An toàn người bệnh thế giới, một trong những ngày sức khỏe cộng đồng toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) được bắt đầu vào năm 2019 khi Hội đồng Y tế thế giới kỳ 72 đã thông qua Nghị quyết WHA72.6 - "Hành động toàn cầu về an toàn người bệnh" và được tổ chức hàng năm vào ngày 17 tháng 9. Ngày An toàn người bệnh thế giới là nền tảng nhằm thúc đẩy sức khỏe và an toàn người bệnh toàn cầu. Ngày này được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản của y học: "First do no harm - Đầu tiên là không gây hại".
Mục tiêu của Ngày An toàn người bệnh thế giới là nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng, tăng cường hiểu biết, hướng tới sự đoàn kết và hành động toàn cầu của các quốc gia thành viên nhằm thúc đẩy an toàn người bệnh. Mỗi năm, một chủ đề mới được chọn cho Ngày An toàn người bệnh thế giới để nêu bật một lĩnh vực an toàn người bệnh cần ưu tiên hành động khẩn cấp và đồng bộ.
Chủ đề Ngày An toàn người bệnh thế giới năm 2024 là "Improving diagnosis for patient safety - Nâng cao năng lực chẩn đoán vì sự an toàn của người bệnh" với thông điệp "Get it right, make it safe! - Chẩn đoán chính xác, điều trị an toàn!", nhấn mạnh tầm quan trọng của chẩn đoán chính xác và kịp thời trong việc đảm bảo an toàn cho người bệnh và cải thiện kết quả điều trị.
Chẩn đoán chính xác vấn đề sức khỏe là chìa khóa mà người bệnh cần để tiếp cận dịch vụ chăm sóc và điều trị. Lỗi chẩn đoán là không đưa ra được lời giải thích chính xác và kịp thời về vấn đề sức khỏe của người bệnh, có thể bao gồm chẩn đoán trễ, chẩn đoán không chính xác, bỏ sót chẩn đoán, hoặc thất bại khi giải thích chẩn đoán với người bệnh.
An toàn trong chẩn đoán có thể được cải thiện đáng kể bằng cách giải quyết các vấn đề dựa trên hệ thống và các yếu tố nhận thức có thể dẫn đến sai sót chẩn đoán. Các yếu tố hệ thống là các lỗ hổng của tổ chức dẫn đến sai sót trong chẩn đoán, bao gồm lỗi giao tiếp giữa các nhân viên y tế hoặc giữa nhân viên y tế với người bệnh; khối lượng công việc lớn và làm việc nhóm không hiệu quả. Các yếu tố nhận thức liên quan đến đào tạo và kinh nghiệm của bác sĩ lâm sàng cũng như khuynh hướng thiên vị, mệt mỏi và căng thẳng.
Mục tiêu của Ngày An toàn người bệnh thế giới 2024:
1. Nâng cao nhận thức toàn cầu về các sai sót trong chẩn đoán góp phần gây hại cho người bệnh và nhấn mạnh vai trò quan trọng của chẩn đoán đúng, kịp thời và an toàn góp phần vào việc cải thiện an toàn người bệnh.
2. Đề cao tính an toàn của chẩn đoán trong chính sách an toàn người bệnh và thực hành lâm sàng ở mọi cấp độ chăm sóc sức khỏe, phù hợp Kế hoạch hành động an toàn người bệnh toàn cầu giai đoạn 2021–2030.
3. Thúc đẩy sự hợp tác giữa các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý y tế, nhân viên y tế, người bệnh và các bên liên quan khác trong việc thúc đẩy chẩn đoán đúng, kịp thời và an toàn.
4. Trao quyền cho người bệnh và gia đình tích cực tham gia với các nhân viên y tế và các nhà quản lý y tế nhằm cải thiện các quy trình chẩn đoán.
Thông điệp chính của chiến dịch:
1. Chẩn đoán chính xác và kịp thời là bước đầu tiên để can thiệp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Các lỗi chẩn đoán chiếm 16% các tổn hại có thể phòng ngừa và phổ biến trong tất cả các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Các lỗi chẩn đoán có thể bao gồm chẩn đoán bị bỏ sót, chẩn đoán sai, chẩn đoán bị trì hoãn hoặc chẩn đoán bị truyền đạt sai. Chúng có thể làm xấu đi kết quả điều trị của người bệnh và đôi khi dẫn đến bệnh tật kéo dài hoặc nghiêm trọng, thậm chí là tử vong, cùng với chi phí chăm sóc sức khỏe tăng cao.
2. Hiểu rõ quy trình chẩn đoán là chìa khóa để giảm thiểu sai sót.
Quá trình chẩn đoán bao gồm nhiều bước lặp đi lặp lại, cụ thể: sự trình bày bệnh sử của người bệnh; thu thập tiền sử và khám lâm sàng; xét nghiệm chẩn đoán, hội chẩn và thông báo kết quả; hợp tác và phối hợp các chuyên khoa; chẩn đoán cuối cùng và lên kế hoạch điều trị; theo dõi và đánh giá lại. Lỗi có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào.
3. Có nhiều giải pháp để giải quyết lỗi chẩn đoán.
Các nhà hoạch định chính sách và nhà quản lý y tế nên thúc đẩy môi trường làm việc tích cực và cung cấp các công cụ chẩn đoán chất lượng; nhân viên y tế nên được khuyến khích liên tục phát triển kỹ năng của mình và giải quyết thiên kiến vô thức trong phán đoán; và người bệnh nên được hỗ trợ để tích cực tham gia trong suốt quá trình chẩn đoán của họ.
4. Chẩn đoán là một nỗ lực của cả nhóm.
Chẩn đoán chính xác và kịp thời đòi hỏi sự hợp tác giữa người bệnh, gia đình, người chăm sóc, nhân viên y tế, nhà quản lý y tế và nhà hoạch định chính sách. Tất cả các bên liên quan phải tham gia vào việc định hình quá trình chẩn đoán và được trao quyền để bày tỏ bất kỳ mối quan ngại nào.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.
VTV.vn - Tiết lộ bí mật đằng sau Neo Kids – Thương hiệu toàn cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em, chinh phục người tiêu dùng bởi chất lượng vượt trội, sự uy tín và tình yêu trọn vẹn.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to như quả trứng gà trên nền bệnh sỏi thận hai bên và sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật trong đêm cứu sống bệnh nhi ngay sau khi chào đời tại Khoa Sản – Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận cấp cứu cho một trường hợp bệnh nhân nam 31 tuổi, bị sốc phản vệ - ngưng tim do ong đốt.
VTV.vn - Gia đình phát hiện bé gái 15 tháng tuổi trong tình trạng bị méo miệng, mắt không nhắm kín.
VTV.vn - Tính đến tuần 46, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 12.013 ca mắc sốt xuất huyết và là tỉnh, thành phố có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất khu vực phía Nam (chiếm 25%).
VTV.vn - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng dương tính với bệnh bạch hầu.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.