Đái tháo đường type 2 chiếm 90-95% các trường hợp đái tháo đường
Theo Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF), năm 2019 toàn thế giới có 463 triệu người (trong độ tuổi 20-79) bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) tương đương 1 trong 11 người trưởng thành đang sống với bệnh ĐTĐ, dự kiến sẽ đạt 578 triệu người vào năm 2030 và 700 triệu người vào năm 2045. Tuy nhiên, gần một nửa số người đang sống với bệnh ĐTĐ (độ tuổi 20-79) không được chẩn đoán (46,5%). Ước tính hơn 4 triệu người trong độ tuổi từ 20-79 đã tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến đái tháo đường trong năm 2019.
Tại Việt Nam, theo dữ liệu của IDF cho thấy năm 2019 có tỷ lệ 6% người trưởng thành mắc ĐTĐ.
Bệnh ĐTĐ được phân thành 4 loại chính: thứ nhất là ĐTĐ type 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối); thứ 2 là ĐTĐ type 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin); thứ 3 là ĐTĐ thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ type 1, type 2 trước đó); thứ 4 là các loại ĐTĐ đặc biệt do các nguyên nhân khác, như ĐTĐ sơ sinh hoặc ĐTĐ do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô… Trong đó, ĐTĐ type 2 chiếm 90-95% các trường hợp ĐTĐ.
Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi.
Hiện nay, cùng với việc tăng sử dụng thực phẩm không thích hợp, ít hoặc không hoạt động thể lực ở trẻ em, bệnh ĐTĐ type 2 đang có xu hướng tăng ở cả trẻ em, trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Tuy nhiên, có tới 70% trường hợp ĐTĐ type 2 có thể dự phòng hoặc làm chậm xuất hiện bệnh bằng tuân thủ lối sống lành mạnh (dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục…).
Nhận biết nguy cơ của chính mình để ứng phó với bệnh ĐTĐ
Một số yếu tố nguy cơ kết hợp gây bệnh ĐTĐ type 2 gồm:
Thừa cân, béo phì: đây là nguy cơ số 1 của ĐTĐ type 2. Trẻ em thừa cân cũng có nguy cơ bị ĐTĐ type 2 nhiều hơn trẻ bình thường gấp 3 lần.
Lối sống ít vận động: khi cơ thể vận động, lượng đường trong máu sẽ giảm, do đó lối sống ít vận động có nguy cơ làm tăng đường huyết. Tăng cường vận động, tập thể dục là cách phòng tránh bệnh ĐTĐ type 2 hiệu quả.
Có những thói quen không lành mạnh: như chế độ ăn uống không lành mạnh, nghỉ ngơi không hợp lý…
Tiền sử gia đình: những người có người thân trong gia đình bị ĐTĐ type 2 thì chính họ cũng có nguy cơ cao hơn bị bệnh này.
Tuổi cao: tuy đáng buồn nhưng là sự thật, người trên 45 tuổi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn người trẻ.
Cao huyết áp, cholesterol cao và bệnh tim: những bệnh này làm ảnh hưởng đến mạch máu, không chỉ làm tăng nguy cơ ĐTĐ type 2 mà còn nhiều bệnh khác.
Tiền sử mắc ĐTĐ thai kỳ hoặc có buồng trứng đa nang.
Rối loạn dung nạp glucose (IGT): là tình trạng đường huyết cao hơn bình thường, nhưng dưới ngưỡng chẩn đoán đái tháo đường.
Đối với những người có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ type 2, việc nhận biết rõ nguy cơ của mình là rất quan trọng để phòng ngừa, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời tránh để các biến chứng, hậu quả đáng tiếc xảy ra. Do đó, khi nhận thấy mình có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào ở trên, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để khám, làm xét nghiệm để tầm soát, phát hiện ĐTĐ hoặc tiền ĐTĐ kể cả khi không có triệu chứng, biểu hiện lâm sàng.
Xét nghiệm đường máu là cách duy nhất để phát hiện bệnh ĐTĐ và điều trị sớm, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa phẫu thuật nội soi thành công ca u nang buồng trứng xoắn phải bị vỡ cho bệnh nhân trẻ tuổi.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 25 tuổi, nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo giác, kêu đau bụng, rên la vật vã, nôn và buồn nôn.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật kịp thời cứu sống bệnh nhi trong tình trạng sốc đa chấn thương sau tai nạn giao thông.
VTV.vn - Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận ca tử vong do bệnh sởi, đây là ca tử vong đầu tiên của tỉnh từ đầu năm 2024.
VTV.vn - Một ngư dân tàu cá tỉnh Kiên Giang bị tai nạn lao động trên biển vừa được lực lượng Cảnh sát biển 3 cứu kịp thời đưa vào đất liều điều trị.
VTV.vn - Protein có vai trò hết sức quan trọng. Bạn nên nắm bắt những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein để có những điều chỉnh cần thiết thông qua chế độ dinh dưỡng.
VTV.vn - Đối với người đái tháo đường (ĐTĐ), sống chung với bệnh không dễ dàng. Công nghệ theo dõi đường huyết liên tục (CGM) giúp quản lý đường huyết hiệu quả và thuận lợi hơn.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Ninh Bình vừa phẫu thuật cấp cứu thành công trường hợp tắc ruột do bã thức ăn/bệnh nhân có bã thức ăn lớn ở dạ dày sau khi ăn hồng ngâm.
VTV.vn - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần từ ngày 9 - 15/11, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi.
VTV.vn - Sử dụng nước vo gạo để dưỡng và phòng ngừa rụng tóc đang là xu hướng đang được ưa chuộng trên mạng xã hội. Nhưng liệu nó có hiệu quả như lời đồn?
VTV.vn - Nam bệnh nhân (82 tuổi, Thái Bình) được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khi ở ngày thứ 6 của bệnh sốt xuất huyết.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, bị ngừng tuần hoàn ngoại viện được cứu sống nhờ mô hình kết nối cán bộ y tế với người dân.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai tiêm vaccine uốn ván - bạch hầu (Td) trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
VTV.vn - Người đàn ông to khoẻ rơi vào tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khoẻ, chữa bệnh xương khớp.