
Tiêm phòng vaccine đầy đủ trong quá trình mang thai là một trong những việc cần được ưu tiên hàng đầu, nhằm mang lại sức khỏe toàn diện cho bé.
Vì sao các mẹ bầu cần phải tiêm phòng?
Tiêm phòng cho mẹ bầu trước và trong khi mang thai là cách tốt nhất để tạo ra kháng thể giúp cả mẹ và bé được bảo vệ trong những trường hợp không may bị vi khuẩn xâm nhập. Từ đó, tạo ra một lá chắn bảo vệ cho sức khỏe của mẹ và bé khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm kiểm soát và dự phòng dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị: "Tiêm phòng vaccine khi mang thai là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm tránh rủi ro cho mẹ và bé trong hành trình 9 tháng thai kỳ". Chính vì thế, để chuẩn bị cho một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh, các mẹ bầu cần phải tiêm phòng vaccine để có những phòng ngừa luôn sẵn sàng để bảo vệ bé.
Những vaccine cần tiêm trước khi mang thai
Vaccine kết hợp Sởi - Quai bị - Rubella (Tiêm trước khi mang thai 3 tháng)
Sởi: Với tính chất có thể bùng phát thành dịch ở bất kỳ thời điểm nào, mẹ mang thai nếu bị bệnh sởi sẽ dẫn đến nguy cơ bị dị dạng, thai chết lưu, sảy thai và sinh non.
Quai bị: Virus có thể gây ảnh hưởng đến buồng trứng, phá hủy tế bào trứng. Ngoài ra, có thể gây dị tật bẩm sinh, thai chết lưu và sinh non.
Rubella: Virus Rubella gây ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của thai nhi, thậm chí có thể để lại di chứng đáng tiếc khi bé được sinh ra.
Vaccine Thủy đậu (Tiêm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng)
Thủy đậu: Với nguy cơ cao có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh ở thai nhi, các mẹ bầu nào chưa từng mắc thủy đậu cũng như chưa từng sử dụng vaccine thủy đậu thì lời khuyên là hãy đăng ký tiêm phòng. Còn nếu đã tiêm phòng từ nhỏ, mẹ bầu cũng nên tiêm phòng thêm một mũi tăng cường để bảo vệ.
Vaccine Cúm (Tiêm trước mùa cúm từ tháng 10 đến tháng 3)
Bệnh Cúm: Tuy là một căn bệnh khá phổ biến, nhưng đối với cơ thể nhạy cảm của mẹ bầu, bệnh cúm có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Ngoài ra, bệnh còn gây nhiều biến chứng khác như ảnh hưởng thần kinh, khiến bè khù khờ…
Vaccine Viêm gan B (Tiêm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng)
Viêm gan B: Viêm gan virus B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nguy cơ gây xơ gan, viêm gan và có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Nếu trong gia đình có người bị nhiễm virus viêm gan B, nên tiêm ngừa bệnh lý này.
Vaccine Uốn ván
Uốn ván: Là bệnh nguy hiểm có tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây co cứng cơ và rối loạn nhận thức, có thể gây nên tình trạng thai chết lưu… với tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh trên 95%.
Sẽ có bác sĩ chỉ định số lượng mũi tương thích và hướng dẫn lịch tiêm cụ thể đến các mẹ. Với lần mang thai đầu tiên và lần mang thai thứ hai liệu trình tiêm sẽ khác nhau.
Vaccine tổng hợp Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván
Bạch hầu: Là một căn bệnh dễ bị lây nhiễm, bắt đầu với cổ họng bị sưng và đau. Tình trạng ấy sẽ dẫn đến việc khó thở và có thể ảnh hưởng tới tim gây nguy hiểm.
Ho gà: Bệnh truyền nhiễm cao qua đường hô hấp, được biểu hiện bằng những cơn ho dữ dội, có thể nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, các mẹ bầu hoàn toàn có thể đăng ký tiêm các loại vaccine khác như: Cúm (bất hoạt), Viêm gan B (ở mẹ chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ phác đồ).
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh nhân suy thận mạn là đối tượng dễ tổn thương trước các bệnh nhiễm trùng do hệ miễn dịch suy yếu.
VTV.vn - Bệnh nhân nam 72 tuổi (Hòa Bình) vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng nguy kịch do nhiễm giun lươn lan tỏa.
VTV.vn - Ngày 31/3, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận trường hợp bệnh nhi N.H.A. (14 tuổi, trú tại TP Vinh, Nghệ An) bị nhiễm trùng nặng sau khi điều trị bỏng cồn bằng thuốc nam.
VTV.vn - Bệnh viện Mắt Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi 9 tuổi (dân tộc H’Mông, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) trong tình trạng mắt trái bị rách góc mi trong.
VTV.vn - Bệnh viện Vũng Tàu vừa điều trị thành công cho sản phụ có tình trạng mạch máu tiền đạo trong thai kỳ và đón thành công bé gái nặng 3kg chào đời khỏe mạnh.
VTV.vn - Khoa Ngoại Tiêu hóa, BVĐK Hồng Ngọc liên tục tiếp nhận nhiều ca cấp cứu mất máu nghiêm trọng do bệnh trĩ, căn bệnh vốn được coi là lành tính, không đe dọa tính mạng.
VTV.vn - Thời tiết diễn biến thất thường làm cho vi khuẩn, virus thuận lợi phát triển, làm cho các thức ăn dễ bị hư, nhiễm khuẩn khiến trẻ nhập viện do bị tiêu chảy tăng.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định vừa chẩn đoán chính xác ca bệnh hiếm xơ cứng bì cho nam bệnh nhân 61 tuổi.
VTV.vn - Đây là trường hợp tử vong do bệnh dại thứ 2 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới xếp bệnh giun rồng vào nhóm bệnh nhiệt đới bị lãng quên và là một trong những bệnh ký sinh trùng được ưu tiên loại trừ trên phạm vi toàn cầu.
VTV.vn - Trong tuần qua (từ ngày 21/3 đến ngày 28/3), Hà Nội ghi nhận 189 trường hợp sởi tại 28 quận, huyện.
VTV.vn - Theo TS. BS. Phan Bích Nga (Trưởng Khoa khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em - Viện dinh dưỡng Quốc gia), tình trạng thấp còi ở trẻ chủ yếu là do thiếu kiến thức về dinh dưỡng.
VTV.vn - Phụ nữ hiện đại luôn dành nhiều sự quan tâm cho vấn đề sức khỏe sắc đẹp, tuổi tác. Một giải pháp chống lão hóa, duy trì sức khỏe và sắc đẹp đó chính là bổ sung NMN.
VTV.vn - Bệnh nhân nam, 74 tuổi, trú tại Hà Nội, nhập viện trong tình trạng hôn mê, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.
VTV.vn - Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh, song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.