Những nguy cơ phơi nhiễm thuốc bảo vệ thực vật

Ban Thời sự, icon
08:03 ngày 31/07/2018

VTV.vn - Thuốc bảo vệ thực vật có thể phơi nhiễm theo 3 cách: qua đường tiêu hóa; qua tiếp xúc và qua đường hô hấp.

Một số cuộc xét nghiệm nhanh tại vùng trồng rau tại ngoại thành Hà Nội và Hà Nam trên gần 300 người cho thấy cứ 10 người thì có đến 6 người có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong máu.

Hiện có trên 1.800 loại thuốc bảo vệ thực vật đang được sử dụng trong việc phòng ngừa sâu bọ và dịch bệnh cho cây trồng.

Hầu hết các loại thuốc bảo vệ thực vật đều độc hại và gây ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng. Các chuyên gia cho biết thuốc bảo vệ thực vật có thể phơi nhiễm theo 3 cách:

- Qua đường tiêu hóa như ăn/uống thức ăn, rau, hoa quả có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

- Qua tiếp xúc như bị thuốc bảo vệ thực vật bám vào da khi pha chế, phun thuốc.

- Qua đường hô hấp như hít phải không khí có thuốc bảo vệ thực vật tại các vùng trồng rau, trồng cây.

Những người thường xuyên tiếp xúc với các loại thuốc thực vật như phun, thu gom thì nguy cơ phơi nhiễm do tiếp xúc rất cao.

Gần 50 số người tham gia xét nghiệm có lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong máu Gần 50 số người tham gia xét nghiệm có lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong máu Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong máu: Lo sợ nhưng cũng đành chịu thôi! Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong máu: Lo sợ nhưng cũng đành chịu thôi! Mỗi năm, Việt Nam sử dụng 100.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật Mỗi năm, Việt Nam sử dụng 100.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục