Bệnh viêm phế quản rất hay gặp ở trẻ em. Tác nhân gây bệnh ban đầu thường là virus, sau đó có thể bị bội nhiễm vi khuẩn. Những vi khuẩn này thường xuyên có ở mũi, họng, khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút thì chúng hoạt động mạnh lên và gây bệnh. Thời tiết thay đổi lúc chuyển mùa, đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh hoặc ngược lại và ô nhiễm không khí là những nhân tố thuận lợi cho bệnh phát sinh.
Triệu chứng và nguyên nhân
Theo các bác sĩ, virus là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm phế quản giai đoạn đầu, thường thấy ở trẻ sau khi bị viêm hô hấp trên, cảm lạnh, ho, sổ mũi. Sau đó nếu không được điều trị tích cực và do sức đề kháng yếu thì virus có thể lây lan tới hai cuống phổi (bộ phận nối họng và hai lá phổi với nhau), làm cho cuống phổi sưng phồng, tấy đỏ, tiết dịch nhầy trong phổi, kích thích trẻ ho nhiều và thở mệt do đường thở bị viêm và tiết dịch.
Nếu trẻ có những biểu hiện trên cùng với sốt kéo dài trong vài ngày hay ho kéo dài trong vòng từ 2 - 3 tuần, có thể trẻ đã bị viêm phế quản.
Trẻ ho nhiều, đau rát cổ họng và có đờm đục, màu vàng hoặc xanh. Ngoài sốt, trẻ có thể bị đau ngực, mệt mỏi, chán ăn hoặc nôn, trớ.
Viêm phế quản còn có thể do nguyên nhân trẻ hít phải bụi bẩn, khói thuốc lá.
Chăm sóc trẻ bị bệnh
Phải giữ ấm cho trẻ và cho trẻ đi khám bệnh. Bác sĩ sẽ giúp trẻ làm sạch các đường phế quản bằng cách cho uống các loại thuốc làm loãng đờm, giúp tống đờm nhớt ra khỏi cuống phổi để trẻ dễ thở hơn. Nếu có bằng chứng rõ ràng là nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho trẻ.
Phụ huynh không nên tự ý cho uống thuốc chống ho khi thấy con mình ho quá nhiều. Nếu ho giúp bé tống hết đờm ra ngoài, thì lại là việc rất có ích cho bé.
Không khí trong nhà phải sạch sẽ, không có bụi bẩn và khói thuốc lá, khói than.
Ngay khi trẻ bị cảm lạnh hay bắt đầu ho, sổ mũi, cần quan tâm điều trị dứt điểm ngay, để tránh các biến chứng về sau.
Theo TS. BS Phạm Bích Đào, cần chú ý khi điều trị viêm phế quản phải điều trị triệt để. Nhiều bậc cha mẹ cho con uống thuốc theo đơn của bác sĩ, khi mới chỉ hết triệu chứng, đã vội cho con dừng thuốc, mà không biết rằng tổn thương tại phế quản chưa ổn định (trong lòng phế quản chưa hết dịch viêm, niêm mạc phế quản còn phù nề…), trẻ sẽ bị tái phát.
Làm gì để phòng bệnh?
Cần giữ vệ sinh môi trường không khí, không để nhiễm khói thuốc lá hoặc bụi bẩn.
Cần tránh để cho trẻ bị nhiễm lạnh khi thời tiết thay đổi, cần tăng sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất đạm và các loại vitamin, cho trẻ tiêm phòng bệnh theo đúng lịch tiêm chủng. Trẻ cũng có thể dùng Broncho - Vaxom, loại thuốc giúp tăng cường hệ miễn dịch. Trong thành phần thuốc này có chứa 8 loại vi khuẩn hay gây bệnh trên đường hô hấp của con người (dưới dạng chất ly giải vi khuẩn đông khô). Do vậy, có tác dụng phòng ngừa nhiễm khuẩn tái phát đường hô hấp và nhiễm khuẩn cấp kịch phát của viêm phế quản mãn tính. Người ta đã chứng minh Broncho - Vaxom làm giảm số đợt viêm nhiễm đường hô hấp, giảm thời gian mắc bệnh hô hấp, giảm số lần tái phát bệnh...
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.
VTV.vn - Bé trai 2 tuổi, vừa được Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) cứu sống do bị sốc sốt xuất huyết nặng tổn thương đa cơ quan, suy hô hấp phải thở máy.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công cho một bệnh nhân ngộ độc hóa chất thuốc trừ sâu.
VTV.vn - Chấn thương là điều khó tránh khỏi khi chơi bóng đá. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, ta có thể hạn chế được nhiều chấn thương đáng tiếc.
VTV.vn - Bé trai 12 tuổi (trú tại Đông Triều, Quảng Ninh) xuất hiện nôn máu tươi lẫn máu cục, đau bụng quanh rốn.
VTV.vn - Một ca cấp cứu khẩn cấp vừa diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), khi các bác sĩ kịp thời cứu sống nam bệnh nhân bị vỡ thận độ IV do tai nạn giao thông.
VTV.vn - Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) vừa phẫu thuật cắt túi mật, lấy ra hơn 170 viên sỏi trong túi mật bệnh nhân nữ.
VTV.vn - Trong 10 tháng đầu năm 2024, Khoa Nội Tiêu hóa - Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) tiếp nhận điều trị gần 120 ca viêm tụy cấp.
VTV.vn - Ngày 9/11, Bệnh viện Chợ Rẫy với sự đồng hành của Medtronic đã tổ chức chương trình Đào tạo Y khoa liên tục tại Đà Lạt nhằm nâng cao kiến thức tim mạch, cơ xương khớp.
VTV.vn - Tiến sĩ Amir Khan, một bác sĩ tại Anh, đã chia sẻ 5 vấn đề xuất hiện ở bàn chân có thể cảnh báo về sức khỏe.
VTV.vn - Bệnh viện E vừa tiếp nhận người bệnh nam (48 tuổi, Hà Nội) nhập viện do tai nạn giao thông, khi cấp cứu các bác sĩ phát hiện người bệnh bị đột quỵ não nguy hiểm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận điều trị cho một người bệnh bị dị ứng do thuốc nhuộm tóc.
VTV.vn - Đột nhiên mọc nhiều lông khắp toàn thân, bé H.Đ.H. (5 tuổi, Hà Nội) được đưa tới Phòng khám Đa khoa Medlatec Tây Hồ (Hà Nội) thăm khám phát hiện suy tuyến thượng thận.
VTV.vn - Bệnh nhân N.T.L. (77 tuổi), đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương vào tháng 5/2023 và được chẩn đoán có u tuyến vú trái nghi ngờ ác tính.
VTV.vn - Đau ống cổ tay là một trong những căn bệnh mà nhân viên văn phòng hay mắc phải vì ngồi quá lâu trước máy tính.
VTV.vn - Đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch.