Theo chia sẻ của TS. Nguyễn Văn Phương, Khoa C1-3, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh nhân cao tuổi có xu hướng đi thăm khám muộn hơn so với người trẻ, các triệu chứng của họ thường mơ hồ và các kết quả kiểm tra thường không rõ ràng. Cảm giác ở người bệnh cao tuổi thường giảm sút, khiến bệnh tiến triển đến giai đoạn nguy hiểm trước khi xuất hiện triệu chứng.
Người cao tuổi bị viêm phúc mạc cấp ít có những biểu hiện rõ rệt như phản ứng dội và phản ứng thành bụng khu trú. Phản ứng sốt có thể không có hoặc chỉ tăng nhiệt độ nhẹ, bạch cầu tăng ít hơn. Ngoài ra, cảm giác đau của họ có thể nhẹ hơn dự kiến. Biểu hiện đau mơ hồ làm nhầm lẫn vị trí đau (như đau thượng vị nhưng có chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp).
Sau đây là một số bệnh lý gây đau bụng thường gặp ở người cao tuổi cần lưu ý:
Bệnh lý đường mật
Bệnh lý đường mật bao gồm sỏi đường mật có triệu chứng, sỏi ống mật chủ, viêm túi mật do sỏi hoặc không do sỏi, và viêm đường mật ngược dòng.
Bệnh lý đường mật là chẩn đoán thường gặp nhất ở bệnh nhân cao tuổi đến khám vì đau bụng. Khoảng 30 - 50% bệnh nhân trên 65 có sỏi túi mật. Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân cao tuổi được chẩn đoán viêm túi mật khoảng 10%. Viêm túi mật không do sỏi chiếm khoảng 10% ở bệnh nhân cao tuổi bị tình trạng này. Kinh điển, chẩn đoán đòi hỏi phải có đau 1/4 trên bụng phải kết hợp với sốt và bạch cầu tăng. Thật không may, 25% bệnh nhân cao tuổi lại có thể không cảm thấy đau đáng kể, dưới 50% có sốt, nôn mửa, hoặc tăng bạch cầu. Việc chẩn đoán do đó có thể khó khăn trong nhóm tuổi này, và người thầy thuốc cần phải có tính hoài nghi cao.
Các biến chứng của bệnh lý đường mật bao gồm thủng túi mật, viêm tràn khí túi mật, viêm đường mật ngược dòng và liệt ruột do sỏi mật, chiếm khoảng 2% các trường hợp tắc ruột non ở người cao tuổi.
Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là một nguyên nhân đau bụng ít gặp ở bệnh nhân cao tuổi so với những bệnh nhân trẻ, chỉ có khoảng 10% các trường hợp viêm ruột thừa cấp xảy ra ở bệnh nhân trên 60 tuổi, trong khi đó 50% số ca tử vong do viêm ruột thừa lại xảy ra ở nhóm tuổi này. Tỷ lệ thủng ruột thừa ở bệnh nhân cao tuổi khoảng 50%, gấp 5 lần so với người trẻ tuổi. Điều này đa phần là do 75% số bệnh nhân cao tuổi thường để quá 24 giờ trước khi đi thăm khám.
Việc chẩn đoán có thể khó thực hiện, do trên 50% số bệnh nhân trong nhóm tuổi này không có sốt hoặc tăng bạch cầu. Ngoài ra, khoảng 30% bệnh nhân không đau khu trú ở 1/4 dưới bụng phải và 25% bệnh nhân không đau đáng kể ở 1/4 dưới bụng phải.
Chỉ có 20% bệnh nhân cao tuổi đến khám với biếng ăn, sốt, đau một phần tư bụng dưới phải, và tăng bạch cầu. Chẩn đoán ban đầu thường không chính xác ở 40 - 50% bệnh nhân ở độ tuổi này.
Tất cả các yếu tố trên góp phần làm chậm chẩn đoán và dẫn đến tỷ lệ biến chứng cao. Một hồi cứu trong 10 năm cho thấy chẩn đoán bị trì hoãn ở 35% bệnh nhân. Một lần nữa, cần phải có thái độ hoài nghi cao để tránh bỏ sót chẩn đoán.
Viêm túi thừa đại tràng
Sự hình thành túi thừa ở đại tràng phần lớn là hậu quả của chế độ ăn uống và tuổi tác, bệnh tương đối hiếm gặp ở những người dưới 40 tuổi. Tại Hoa Kỳ, túi thừa hiện diện ở khoảng 50 - 80% bệnh nhân trên 65 tuổi.
Viêm túi thừa xảy ra khi túi thừa bị phân làm cho tắc nghẽn, dẫn đến tắc nghẽn mạch bạch huyết, viêm, và thủng túi thừa. Theo định nghĩa, viêm túi thừa ít nhất phải liên quan đến thủng đại tràng ở dạng vi thể. Khoảng 85% trường hợp viêm túi thừa xảy ra ở đại tràng trái. Viêm túi thừa bên phải thường khó chẩn đoán hơn và cũng thường lành tính hơn. Bệnh nhân viêm túi thừa cao tuổi thường không sốt và chưa đến một nửa số bệnh nhân có bạch cầu tăng.
Nhồi máu mạc treo
Cần chú ý đến nhồi máu mạc treo trong chẩn đoán phân biệt, dù nó chỉ chiếm khoảng 1% các trường hợp đau bụng ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong khoảng 70 - 90%. Chẩn đoán chậm sẽ làm tăng nguy cơ tử vong.
Bệnh nhân đến khám với đau bụng dữ dội nhưng bụng lại mềm, không phản ứng khi thăm khám. Thường đi kèm với ói và tiêu chảy.
Các nguy cơ gây thiếu máu mạc treo bao gồm rung nhĩ, xơ vữa động mạch và phân xuất tống máu thấp. Đôi khi bệnh nhân có thể bị đau bụng tái diễn sau bữa ăn, còn được gọi là cơn đau thắt ruột.
Tắc Ruột
Tắc ruột chiếm khoảng 12% các trường hợp đau bụng ở bệnh nhân cao tuổi. Tắc nghẽn được phân loại thành tắc nghẽn ruột non hoặc tắc nghẽn đại tràng, mặc dù khó có thể phân biệt được chúng trên lâm sàng.
Xoắn manh tràng tương đối hiếm và thường thể hiện trên lâm sàng như tắc nghẽn ruột non. Xoắn đại tràng sigma phổ biến hơn nhiều và thường được xác định bằng chụp X-quang bụng đứng không chuẩn bị.
Giãn đại tràng hơn 9 cm có thể báo hiệu sắp xảy ra thủng.
Các yếu tố nguy cơ gây xoắn đại tràng sigmoid là tình trạng ít vận động và dùng thuốc xổ thường xuyên, cả hai yếu tố này lại thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi.
Phình động mạch chủ bụng
Phình động mạch chủ bụng hầu như chỉ gặp ở người cao tuổi. Khoảng 5% đàn ông trên 65 tuổi có phình động mạch chủ bụng. Tỷ lệ nam/nữ là 7/1.
Nếu chẩn đoán vỡ phình động mạch chủ bụng được thiết lập trên một bệnh nhân có huyết động ổn thì tỷ lệ tử vong khoảng 25%. Nếu bệnh nhân trong tình trạng sốc thì tỷ lệ tử vong sẽ là 80%.
Nên có sự hoài nghi cao, vì nhiều bệnh nhân đến với hình ảnh lâm sàng gợi ý cho cơn đau quặn thận hoặc đau cơ xương vùng lưng. Khoảng 30% bệnh nhân vỡ PDMCB đã bị chẩn đoán sai lúc ban đầu.
Loét tiêu hoá
Loét dạ dày tá tràng nên được đặc biệt đề cập đến, vì tỷ lệ mắc ở các bệnh nhân cao tuổi ngày càng tăng. Điều này một phần có thể do việc sử dụng thuốc kháng viêm không steroid ngày càng nhiều. Người sử dụng thuốc kháng viêm không steroid có nguy cơ bị loét tiêu hóa cao gấp 5 - 10 lần so với người không dùng thuốc.
Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân cao tuổi loét tiêu hóa cao gấp 100 lần so với bệnh nhân loét tiêu hóa trẻ. Chẩn đoán loét tiêu hóa ở bệnh nhân cao tuổi có thể khó khăn. Khoảng 35% bệnh nhân cao tuổi loét tiêu hóa không có triệu chứng đau. Các dấu hiệu thường gặp nhất là tiêu phân đen.
Các biến chứng bao gồm xuất huyết và thủng. Bệnh nhân cao tuổi đôi khi không đau khi thủng loét, và liềm hơi trên phim X quang bụng đứng có thể không quan sát thấy ở 60% trường hợp.
Bệnh lý ác tính
Trong số những bệnh nhân cao tuổi xuất từ các khoa cấp cứu với chẩn đoán đau bụng không đặc hiệu, có khoảng 10% sau này sẽ được chẩn đoán mắc một bệnh ác tính tiềm tàng.
Viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột nên được xem xét như là một chẩn đoán loại trừ ở bệnh nhân cao tuổi có nôn và tiêu chảy. Nôn và tiêu chảy có thể do nhiều căn nguyên gây ra. Hồi cứu về các trường hợp viêm ruột thừa bị bỏ sót cho thấy khoảng một nửa số bệnh nhân ban đầu đã được chẩn đoán nhầm là viêm dạ dày ruột.
Ngay cả khi các bệnh lý nguy hiểm đã được loại trừ, cần chú ý rằng viêm dạ dày ruột cũng có thể gây bệnh nghiêm trọng ở bệnh nhân cao tuổi. Trong tất cả các ca tử vong do viêm dạ dày ruột, khoảng 2/3 xảy ra ở bệnh nhân lớn hơn 70 tuổi.
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng ở người cao tuổi, biểu hiện đau bụng ở người cao tuổi thường không rõ ràng như người trẻ. Cảm giác ở người bệnh cao tuổi thường không rõ ràng, khiến bệnh tiến triển đến giai đoạn nguy hiểm trước khi xuất hiện triệu chứng, do đó cần chú ý trong chăm sóc, để ý các dấu hiệu sớm của người bệnh dù mơ hồ để đi khám và điều trị kịp thời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Tiết lộ bí mật đằng sau Neo Kids – Thương hiệu toàn cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em, chinh phục người tiêu dùng bởi chất lượng vượt trội, sự uy tín và tình yêu trọn vẹn.
VTV.vn - Tính đến tuần 46, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 12.013 ca mắc sốt xuất huyết và là tỉnh, thành phố có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất khu vực phía Nam (chiếm 25%).
VTV.vn - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng dương tính với bệnh bạch hầu.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.