Ngỡ ngàng nhận chẩn đoán mắc đồng thời hai bệnh tự miễn
Khoảng 2 tháng trước thời điểm thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội), bệnh nhân V.H.T. (33 tuổi, trú tại Tuyên Quang) thường xuyên mệt mỏi, kèm theo rụng tóc, khô mắt, đau mỏi các khớp, sụt 4kg trong vòng 2 tháng, các sẩn đỏ rải rác tay chân, ngứa nhiều, đôi khi đỏ tím các đầu ngón tay khi lạnh. Trước đó, bệnh nhân đã thăm khám ở nhiều nơi, nhận được chẩn đoán suy nhược cơ thể, sau thời gian bổ sung vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng không thấy tình trạng cải thiện.
Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cần thiết. Kết quả cận lâm sàng cho thấy bộ xét nghiệm 23 kháng thể kháng nhân (ANA 23 Profile) có 5 kháng thể dương tính. Kết hợp cùng các dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ đưa ra chẩn đoán xác định bệnh nhân mắc đồng thời hai bệnh tự miễn: Lupus ban đỏ hệ thống và hội chứng Sjogren.
Sau 1 năm tuân thủ nghiêm ngặt dùng thuốc theo phác đồ điều trị, các triệu chứng bệnh dần được kiểm soát. Tuy nhiên, đây là nhóm bệnh khó điều trị dứt điểm, bệnh nhân cần duy trì liệu trình điều trị dài lâu.
Bệnh tự miễn - phổ biến nhưng còn gặp nhiều khó khăn trong chẩn đoán
Bệnh tự miễn gây ra do bộ máy miễn dịch mất khả năng phân biệt các kháng nguyên của cơ thể với các tác nhân gây hại bên ngoài. Có nghĩa là cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại chính cơ quan trong cơ thể, trong khi đó những virus/vi khuẩn có hại xâm nhập lại không được ngăn chặn.
Các bệnh tự miễn thường gặp trong lâm sàng gồm: Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, bệnh mô liên kết hỗn hợp, viêm đa cơ, viêm da cơ, hội chứng Sjogren, viêm khớp dạng thấp, viêm gan tự miễn…
Theo các bác sĩ, một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh tự miễn gồm:
Tính di truyền: Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh ở người bệnh có bố hoặc mẹ mắc bệnh cao hơn gấp 2-3 lần so với các trường hợp khác.
Virus/vi khuẩn: Mắc một số loại virus (viêm gan B, C, Influenzae…), vi khuẩn (Chlamydia, E.coli…).
Giới tính: Theo thống kê, gần 80% các trường hợp mắc bệnh là ở nữ giới, trong đó khoảng 2/3 là ở độ tuổi trên 30 và tuổi trung niên.
Chế độ dinh dưỡng, lối sống không lành mạnh: Thường xuyên hút thuốc lá, rượu bia, chất kích thích, stress công việc, thức khuya kéo dài… là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Môi trường sống và làm việc ô nhiễm: Thường xuyên tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thủy ngân, chì… có thể tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch.
Triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhân, tuy nhiên một số triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân; Sốt dai dẳng, đau mỏi toàn thân, đau đầu, đau các khớp xương, đau cơ, sưng nóng ở các khớp, tràn dịch khớp, rụng tóc, phát ban trên da, loét miệng...
Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, các triệu chứng bệnh tự miễn ngày càng trở nên phức tạp. Nhiều trường hợp xương khớp biến dạng cong vẹo hoặc phì đại, ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm và đi lại của người bệnh, thậm chí có nguy cơ tàn phế suốt đời. Ngoài ra, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, suy thận, tim mạch.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt muỗi và Povidol iod.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa phẫu thuật nội soi thành công ca u nang buồng trứng xoắn phải bị vỡ cho bệnh nhân trẻ tuổi.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 25 tuổi, nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo giác, kêu đau bụng, rên la vật vã, nôn và buồn nôn.