Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là cân nặng so với tuổi thấp (dựa theo chỉ Z-Score của các chỉ số cân nặng theo tuổi).
Một trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường khi được nuôi dưỡng đúng sẽ tăng cân đều hàng tháng, nếu trẻ không tăng cân hoặc đứng cân thì nguyên nhân là do nuôi dưỡng chưa đúng. Trẻ được nuôi dưỡng đúng có nghĩa là trẻ được ăn đầy đủ số lượng thức ăn, đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Theo Ths.Bs Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Để đánh giá chính xác trẻ có được thường xuyên "ăn no đủ" hay không thì cần theo dõi cân mỗi tháng một lần, vì trong những năm đầu đời cơ thể trẻ phát triển rất nhanh. Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khoẻ mạnh trung bình khoảng 3.000 gam; 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh tăng cân từ 1.000 - 1.200g/tháng; 3 tháng tiếp theo tăng cân từ 500 - 600g/tháng; 6 tháng tiếp theo tăng cân từ 300 - 400g/tháng, khi trẻ 1 tuổi có cân nặng gấp 3 lần lúc mới sinh (khoảng 9 - 10 kg).
Thông thường có 2 cách dùng để phát hiện, đánh giá trẻ có suy dinh dưỡng hay không? Cách phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng dựa vào biểu đồ tăng trưởng được sử dụng ở cộng đồng hoặc tại gia đình để phát hiện sớm trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng và cách đánh giá suy dinh dưỡng thể nhẹ cân theo chỉ số Z-Score dựa vào cân nặng theo tuổi dành cho những nhà chuyên môn, nhà nghiên cứu về dinh dưỡng sử dụng, mà số liệu này được Viện Dinh dưỡng công bố hàng năm.
Để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, chúng ta cần biết sự phát triển bình thường về cân nặng của trẻ như sau:
Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khoẻ mạnh, lúc mới sinh trung bình khoảng 3000gam (3 kg), nếu cân nặng dưới 2500 gam (2,5 Kg) thường là trẻ bị thiếu tháng (đẻ non) hoặc bị suy dinh dưỡng bào thai (đẻ đủ tháng nhưng cân nặng dưới 2500 gam). khi trẻ một tuổi có cân nặng gấp 3 lần lúc mới sinh (khoảng 9 - 10 kg). Trẻ từ 2-10 tuổi cân nặng tăng trung bình 2,4 kg/năm và có thể tính cân nặng của trẻ theo công thức sau:
Xn = 9,5 kg + 2,4 kg x ( N-1)
Xn là cân nặng hiện tại của trẻ (kg)
9,5 là cân nặng của trẻ lúc 1 tuổi
2,4 là cân nặng tăng trung bình trong 1 năm
N là số tuổi của trẻ (tính theo năm)
Cách phát hiện sớm trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng
Biện pháp đơn giản để nhận biết được đứa trẻ phát triển bình thường hay có nguy cơ bị suy dinh dưỡng bằng cách: cân trẻ đều đặn hàng tháng để theo dõi diễn biến cân nặng của trẻ, sau mỗi lần cân chấm lên biểu đồ tăng trưởng một điểm tương ứng với số cân nặng và tháng tuổi của trẻ, điểm chấm của tháng này nối với điểm chấm tháng trước và cứ nối như thế ta sẽ có "Con đường sức khỏe" của trẻ.
- Hàng tháng trẻ tăng cân (biểu đồ đi lên) đều đặn đó là dấu hiệu quan trọng của một đứa trẻ khoẻ mạnh, phát triển bình thường.
- Nếu trẻ không tăng cân (biểu đồ nằm ngang) là dấu hiệu báo động về sức khoẻ và nuôi dưỡng chưa tốt, cần xem xét. Nguyên nhân có thể là: Ăn chưa đủ, thiếu chất (bú mẹ không đủ, ăn ít bữa, thức ăn của trẻ nghèo nàn,…); Ăn tốt nhưng chơi đùa quá sức trở nên thiếu, cần ăn thêm; Trẻ đang mắc một bệnh nào đó chưa nhận thấy; Do trước đó bị sụt cân nay chưa hồi phục.
Nếu trẻ không tăng cân trong 3 tháng liên tục thì phải đưa trẻ đi khám ở cơ sở y tế.
- Nếu trẻ giảm sút cân (biểu đồ đi xuống) là dấu hiệu nguy hiểm, cần tìm nguyên nhân để có cách xử lý đúng, kịp thời và nhanh chóng. Thường thì trẻ sẽ phục hồi và tăng cân khi được nuôi dưỡng tốt hơn, chăm sóc chu đáo hơn, chữa bệnh ngay, hoặc trẻ được bồi dưỡng tốt sau khi bị bệnh.
Nuôi dưỡng trẻ bị suy dinh dưỡng
Trẻ bị suy dinh dưỡng thường kém ăn, hay bị rối loạn tiêu hoá hoặc mắc bệnh. Vì vậy phải cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để đảm bảo số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời cung cấp năng lượng nhiều hơn so với trẻ bình thường.
- Trẻ dưới 6 tháng: tăng cường cho trẻ bú mẹ, trẻ lười bú nên vắt sữa mẹ đổ thìa, nếu không đủ sữa mẹ cho ăn sữa công thức cao năng lượng (1 ml sữa cung cấp 1 kcalo).
- Trẻ 6 – 12 tháng: ngoài bú mẹ cần ăn thêm 2-3 bữa ăn dặm, nếu không đủ sữa mẹ cho ăn sữa công thức cao năng lượng. Mỗi ngày trẻ nên uống 400 – 500 ml sữa nếu không có sữa mẹ thì dùng sữa cao năng lượng.
- Đối với trẻ từ 1-2 tuổi ngoài bú mẹ cần ăn thêm 4 bữa/ngày, mỗi ngày uống 400 – 500 ml sữa nếu không có sữa mẹ thì dùng sữa cao năng lượng.
- Đối với trẻ từ 3-5 tuổi cần ăn 5-6 bữa/ngày và 500 ml sữa.
Trong chế độ ăn, ngoài gạo để nấu bột, cháo hoặc cơm thì cần phải thêm thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh và mỡ hoặc dầu. Cho ăn thêm hoa quả chin vào các bữa phụ xen kẽ các bữa chính.
Một số trẻ có chế độ ăn thiếu năng lượng. Vì vậy nên cho dầu mỡ quấy vào bột cháo hoặc cho dầu mỡ vào nước canh, rau xào nấu cho trẻ ăn…để tăng đậm độ nhiệt trong bữa ăn của trẻ. Ngoài ra có thể hóa lỏng thức ăn bằng enzyme trong các hạt nảy mầm (giá đỗ, mạch nha) để tăng đậm độ năng lượng trong bữa ăn, giảm số lượng ăn trong 1 bữa.
Với trẻ trên 6 tháng nên cho ăn thêm sữa chua với lượng vừa phải (từ ½ đến 1 hộp) mỗi ngày sau bữa ăn chính đều đặn.
Cách chế biến bữa ăn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng.
Cần cho bé ra ngoài tắm nắng 15-20 phút buổi sáng (khoảng 8-9h) những ngày có nắng. Quần áo mặc cho trẻ chọn đồ cotton, dễ thấm và không chật. Nơi ở của bé cần sạch sẽ, thoáng mát, sáng.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Thời gian gần đây, Khoa Nội nhi Tổng hợp - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã khám và điều trị nhiều trường hợp bệnh nhi bị bệnh viêm mao mạch dị ứng (Schonlein Henoch).
VTV.vn - Tất cả 4 nạn nhân nặng vụ phóng hoả tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng đã tự thở tốt và đang trong quá trình hồi phục.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024.
VTV.vn - Nghĩ rằng mật cá trắm có công dụng tốt cho sức khỏe, 2 người đàn ông khi mua cá trắm từ chợ về làm thịt đã lấy mật cá trắm uống.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản cảnh báo người dân không mua bán, sử dụng 2 loại thuốc giả là Clorocid TW3 và Tetracyclin TW3.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, tình hình dịch sởi trên địa bàn còn diễn biến phức tạp, đến ngày 30/12, toàn tỉnh ghi nhận hơn 7.000 ca mắc, trong đó có 3 ca tử vong.
VTV.vn - Tai nạn xảy ra khi người đàn ông này điều khiển xe cuốc rẫy và va chạm với tổ ong vò vẽ, khiến đàn ong bay vào đốt ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành công văn gửi các đơn vị trực thuộc về việc đảm bảo công tác y tế trong dịp nghỉ Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
VTV.vn - Trái tim, lá gan, 2 quả thận được hiến của người phụ nữ đã được các bác sĩ tiến hành ghép cho 4 người bệnh.
VTV.vn - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm do tự ý điều trị bệnh gout tại nhà.
VTV.vn - Vàng da bệnh lý không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nghiêm trọng đến hệ thần kinh của trẻ, thậm chí đe dọa tử vong.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một trẻ viêm cơ tim tối cấp, sốc tim nhờ kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO).
VTV.vn - Một thai nhi bị vỡ ối sớm, các bác sĩ đã buộc phải cho bé chào đời ở tuần 26, thai nhi còn lại tiếp tục được theo dõi trong bụng mẹ đến tuần thai 31 thì được mổ lấy thai.
VTV.vn - Trong quá trình thực hiện thủ thuật thẩm mỹ vùng kín tại một spa tư nhân, cô gái trẻ bị xuất huyết âm hộ trái, vào Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) cấp cứu.
VTV.vn - Các chuyên gia khuyên bạn thực hiện những điều sau để việc luyện tập trong mùa Đông luôn an toàn và hiệu quả.