Anh N.V.Q. (trú tại phường Trảng Dài, TP. Biên Hoà, Đồng Nai) cho biết, con gái 5 tuổi của anh bị ngứa ở vùng lưng, tay chân, ngứa nhiều về ban đêm. Gia đình có mua một số loại thuốc trị ngứa thông thường ở tiệm thuốc tây về bôi cho con, nhưng tình trạng vẫn cứ tái diễn làm cho giấc ngủ của con không được ngon. Sau đó, anh đã đưa con đi khám tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai thì được bác sĩ chẩn đoán bị ghẻ.
BS.CKI Phạm Hoài Minh Phương, Bệnh viện Da liễu chia sẻ: Bệnh ghẻ là bệnh do kí sinh trùng ghẻ (còn gọi là Sarcoptes Scabiei hominis) gây ra. Bệnh thường lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với da người bệnh, đồ dùng, quần áo mang kí sinh trùng. Bệnh có thể xuất hiện thành ổ dịch ở các đơn vị tập thể, vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp như nhà trẻ, trại giam...
Bệnh do ghẻ cái gây nên là chủ yếu, ghẻ đực thường chết sau khi giao hợp, ghẻ cái ký sinh ở lớp sừng của thượng bì, đào hang về ban đêm, đẻ trứng về ban ngày, trứng nở thành ấu trùng và lột xác trở thành ghẻ trưởng thành. Ban đêm, ghẻ cái bò ra khỏi hang tìm ghẻ đực, đây là lúc ngứa nhất (dấu hiệu ngứa vào ban đêm), dễ lây truyền nhất, vì ngứa gãi làm vương vãi ghẻ cái ra quần áo, giường chiếu…
Con ghẻ có hình bầu dục, vòng đời từ 30-60 ngày. Ghẻ cái sống từ 4-6 tuần, đẻ mỗi ngày từ 1-5 trứng, sau 3-7 ngày trứng nở thành ấu trùng và qua nhiều lần lột xác thì hình thành ghẻ trưởng thành. Sau đó bò ra khỏi hang, giao hợp và tiếp tục đào hầm, đẻ trứng mới. Ghẻ thường đào hang vào buổi tối gây nên triệu chứng ngứa dữ dội vào ban đêm.
Ngứa dữ dội vào ban đêm là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của bệnh nhân mắc bệnh ghẻ. Ngứa gặp ở hầu hết bệnh nhân, ngứa nhiều nhất về đêm, lúc đi ngủ, ngứa vùng da non nhiều như vùng cạp quần, bẹn, mặt trong đùi. Ở trẻ em ngứa nhiều gây khó ngủ, quấy đêm. Bệnh nhân thường đi kèm các tổn thương trầy xước do cào gãi nhiều.
Các sẩn nhỏ màu đỏ phân bố rải rác ở vùng cổ tay, quanh rốn, sinh dục, ngực, mông, các nếp gấp. Hình ảnh "đường hầm" do cái ghẻ đào trong lớp sừng khi đẻ trứng ở vị trí cổ tay, lòng bàn tay, ngón tay và mặt bên ngón đôi khi còn gặp ở lòng bàn chân, sinh dục, mông… Đường hầm có hình ngoằn ngoèo, màu trắng nhạt kèm theo vảy da và mụn nước. Ở đầu đường hầm có mụn nước 1 - 2 mm đường kính, đây chính là nơi cư trú của cái ghẻ. Những tổn thương thứ phát và biến chứng nhiễm khuẩn, viêm da, eczema hóa thường che lấp, làm lu mờ tổn thương đặc hiệu và gây khó khăn cho chẩn đoán. Thời gian ủ bệnh của bệnh ghẻ thường 4-6 tuần.
"Để chẩn đoán bị bệnh ghẻ hay không phải dựa vào triệu chứng lâm sàng, yếu tố dịch tễ và phát hiện kí sinh trùng ghẻ trên kính hiển vi. Tuy nhiên, đôi khi không tìm thấy kí sinh trùng ghẻ trên kính hiển vi, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ để quyết định điều trị sớm. Hiện tại, bệnh ghẻ có thể điều trị khỏi hoàn toàn và phải điều trị đồng thời cho cả gia đình sống chung với nhau. Để điều trị bệnh ghẻ, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc bôi, tắm, xịt là chủ yếu kèm theo có thuốc uống nếu cần" - BS Phương cho biết thêm.
Để phòng ngừa bệnh ghẻ một cách hiệu quả, quan trọng nhất là cách vệ sinh đồ đạc, quần áo trong quá trình điều trị. Đó là giặt sạch quần áo, chăn màn, phơi nơi khô nắng, thoáng mát hoặc sấy khô. Đồ dùng cá nhân, đồ đạc vệ sinh hoặc cho vào túi nilon buộc kín trong ít nhất 72 giờ vì ghẻ thường chết khi không kí sinh trên người trong 2-3 ngày.
Bên cạnh đó, hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh, người đang mắc bệnh, không ngủ chung, không dùng chung quần, áo, chăn màn. Vệ sinh cá nhân hàng ngày với xà phòng, đặc biệt là ở các nếp như: Kẽ các ngón tay, bẹn, rốn... Khi có những triệu chứng nghi ngờ, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc chuyên khoa để khám, điều trị.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Khoa Chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nối bàn tay phải bị đứt rời cho nữ bệnh nhân bị tai nạn sinh hoạt.
VTV.vn - Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, di biến động dân cư và việc bỏ sót trẻ chưa tiêm tại trường học là một trong những nguyên nhân gia tăng số ca mắc sởi.
VTV.vn - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 1 - 8/11), toàn thành phố ghi nhận 566 ca mắc sốt xuất huyết.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa điều trị cấp cứu kịp thời cho 1 trường hợp trẻ 4 tuổi bị nhiễm toan ceton đái tháo đường mức độ nặng.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công cho một bệnh nhân ngộ độc hóa chất thuốc trừ sâu.
VTV.vn - Chấn thương là điều khó tránh khỏi khi chơi bóng đá. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, ta có thể hạn chế được nhiều chấn thương đáng tiếc.
VTV.vn - Bé trai 12 tuổi (trú tại Đông Triều, Quảng Ninh) xuất hiện nôn máu tươi lẫn máu cục, đau bụng quanh rốn.
VTV.vn - Một ca cấp cứu khẩn cấp vừa diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), khi các bác sĩ kịp thời cứu sống nam bệnh nhân bị vỡ thận độ IV do tai nạn giao thông.
VTV.vn - Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) vừa phẫu thuật cắt túi mật, lấy ra hơn 170 viên sỏi trong túi mật bệnh nhân nữ.
VTV.vn - Trong 10 tháng đầu năm 2024, Khoa Nội Tiêu hóa - Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) tiếp nhận điều trị gần 120 ca viêm tụy cấp.
VTV.vn - Ngày 9/11, Bệnh viện Chợ Rẫy với sự đồng hành của Medtronic đã tổ chức chương trình Đào tạo Y khoa liên tục tại Đà Lạt nhằm nâng cao kiến thức tim mạch, cơ xương khớp.
VTV.vn - Tiến sĩ Amir Khan, một bác sĩ tại Anh, đã chia sẻ 5 vấn đề xuất hiện ở bàn chân có thể cảnh báo về sức khỏe.
VTV.vn - Bệnh viện E vừa tiếp nhận người bệnh nam (48 tuổi, Hà Nội) nhập viện do tai nạn giao thông, khi cấp cứu các bác sĩ phát hiện người bệnh bị đột quỵ não nguy hiểm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận điều trị cho một người bệnh bị dị ứng do thuốc nhuộm tóc.
VTV.vn - Đột nhiên mọc nhiều lông khắp toàn thân, bé H.Đ.H. (5 tuổi, Hà Nội) được đưa tới Phòng khám Đa khoa Medlatec Tây Hồ (Hà Nội) thăm khám phát hiện suy tuyến thượng thận.