Tới cánh đồng rau thuộc địa phận xóm Bằng, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội vào một buổi chiều, người dân nơi đây đang tất bật thu hoạch rau để chuẩn bị cho phiên chợ cuối trong ngày. Cánh đồng rộng lớn này là nơi bà con trồng rất nhiều loại rau, từ rau muống, rau cải, rau ngót tới tía tô, rau răm…
Gia đình nhà bà H. đã gắn bó với ruộng rau này được nhiều năm. Bà cho biết: mỗi ngày thu hoạch gần trăm bó rau các loại đem bán. Nơi phân phối rau chủ yếu là các khu chợ, các khu dân cư xung quanh địa bàn xã. Khi được hỏi về việc có phun thuốc sâu cho rau hay không, Bà H. thành thật chia sẻ: "Tôi có bơm sâu, nhưng thường thì có sâu mới phun, không thì cũng để kệ thôi. Tôi cũng biết là phun thuốc sâu độc lắm, nên không đừng được thì mới dùng thôi. Đây, không phun thuốc thì rau nó bị sâu thế này đây" – bà vừa nói vừa chỉ vào một khoảng rau bị sâu tàn phá.
Người dân thu hoạch rau muống.
Loại thuốc trừ sâu mà bà H. hay sử dụng nhất là thuốc sâu vi sinh với thời gian có thể thu hoạch sau phun là 3 ngày. Tuy nhiên, vẫn có những lúc phải dùng đến các loại thuốc "liều cao" hơn. "Loại 3 ngày thì an toàn nhưng không hết sâu hoàn toàn được. Nếu khi nào sâu quá nhiều, tôi phải dùng loại thuốc sâu xanh. Loại này cho thu hoạch sau 7 ngày đến một tháng" – Bà H. cho biết thêm.
bà M. ở xóm Chàng, Thanh Liệt thì đã từng mất trắng cả một mảnh rau vì sâu phá hoại. Bà chia sẻ: "Rau muống mà không phun thuốc sâu thì không được hái. Nói thật là tôi cũng không thích phun thuốc sâu đâu, nhưng người mua họ biết đấy vào đâu, rau sạch họ lại chê rau xấu, không ngon, thành ra rau không bán được nên là đành phải phun thuốc sâu. Còn họ mà không chê thì mình chả phải phun cái gì cả, cứ nó lên cái là mình cắt luôn thôi. Phun thuốc trừ sâu thì hại người lắm nhưng tôi phun theo chiều gió mà, với lại về cũng tắm luôn nên chắc không sao".
Một nông dân khác (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội ) chia sẻ: bản thân ông vẫn thường xuyên trực tiếp bắt sâu bằng tay thay vì sử dụng thuốc trừ sâu, nhưng cũng có những khi phải dùng đến: "Nếu mà rau đến lứa bán, còn một vài hôm nữa là giao rau cho người ta rồi thì tôi phải bắt sâu trực tiếp chứ không phun thuốc trừ sâu. Khách mình giao rau toàn là khách quen, nhỡ phun bán ngay rồi người ta có vấn đề gì, mình vừa phải chịu trách nhiệm mà cũng mất khách. Nói chung chỉ những khi không đừng được thôi".
Có một thực tế đáng buồn, dù nhiều nông dân đã hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất, nhưng câu chuyện tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong máu của người dân vẫn đáng lo ngại. Trong cuộc xét nghiệm định tính định kì mới đây của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) với 67 người ngẫu nhiên ở Hà Nội, có tới gần 50% số người tham gia có thuốc bảo vệ thực vật lưu tồn trong máu. Đáng ngại hơn là hầu hết các đối tượng không trực tiếp tham gia vào sản xuất trên ruộng đồng như nông dân.
Nguyên nhân có lẽ đến từ một bộ phận không nhỏ người nông dân không nắm chắc hoặc cố tình không nắm chắc quy cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Trả lời báo chí, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết: tất cả các loại hóa chất bảo vệ thực vật đều độc hại. Tuy nhiên, mức độ độc hại còn phụ thuộc nhiều vào liều lượng được dùng ít hay nhiều và thời gian cách ly dài hay ngắn.
"Thực tế, khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phun lên rau, hoa quả, vẫn còn một bộ phận không tuân thủ các yêu cầu về kỹ thuật, chưa hết thời gian cách ly đã vội thu hoạch về bán. Theo đó, rau cỏ thường bị tồn dư một lượng thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả, người tiêu dùng mua các loại rau quả có tồn dư các loại thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng về ăn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe". – Ông Thịnh cho biết thêm.
Các chuyên gia khuyến cáo, người tiêu dùng nên lựa chọn sử dụng các loại rau quả rõ nguồn gốc xuất xứ, từ những địa chỉ đáng tin cậy để bảo vệ an toàn sức khỏe cho bản thân và gia đình khỏi những nguy cơ từ thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong rau củ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.