Răng khôn: Nỗi ám ảnh không của riêng ai

Thảo Vi, icon
06:24 ngày 20/11/2018

VTV.vn - Đau răng khôn là tình trạng răng bị đau nhức, nướu sưng tấy do răng đang mọc bị lệch, mọc ngầm hay mắc các bệnh lý răng miệng.

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 là răng nằm trong cùng của mỗi cung hàm. Do được mọc lên muộn ở tuổi trưởng thành khi người ta ở độ tuổi từ 17 - 25 tuổi. Do đó thông thường vòm miệng của bạn không có đủ chỗ dành cho chúng.

Nếu không đủ khoảng trống xương hàm, răng khôn rất dễ bị mọc lệch, chen chúc, mọc kẹt trong niêm mạc miệng thậm chí, răng khôn có thể mọc ngược vào trong tức là mọc ngầm trong xương hàm hay là mọc ngang đâm vào thân hoặc chân răng số 7.

Răng khôn mọc lệch được phân làm các loại: Răng khôn mọc kẹt thẳng đứng, răng khôn mọc kẹt nghiêng về phía sau, răng khôn mọc kẹt nghiêng về phía trước, răng khôn mọc ngầm trong xương hàm, răng khôn mọc kẹt trong niêm mạc miệng, răng bị lợi trùm, răng khôn mọc kẹt nằm ngang.

Răng khôn: Nỗi ám ảnh không của riêng ai - Ảnh 1.

Đa phần răng khôn khi mọc sẽ gây nên biến chứng, dưới đây là một số biến chứng do mọc răng khôn gây nên:

- Viêm lợi trùm: Do răng khôn mọc ra không hoàn toàn để loại một túi lợi phủ trên mặt răng khôn, túi lợi này là nơi lưu trữ thức ăn dẫn tới viêm lợi trùm và hôi miệng.

- Viêm lan tỏa tổ chức liên kết má: là biến chứng trầm trọng hơn, do viêm lợi trùm không được xử lý triệt để dẫn tới tái phát nhiều lần, từ đó viêm nhiễm lan rộng. Đây là một biến chứng trầm trọng nhưng lại khá thường gặp khi mọc răng khôn.

- Sâu răng số 7, tiêu xương và hỏng răng số 7 do răng khôn: Răng khôn thường mọc nghiêng hoặc nằm ngang húc vào răng số 7, dẫn tới dắt thức ăn và sâu răng số 7, lâu dần sẽ làm tiêu xương, hỏng răng số 7 buộc phải nhổ bỏ.

- Nang quanh thân răng khôn: trong 1 số ít trường hợp, răng khôn không thể mọc thoát ra ngoài, ngầm trong xương hàm và hình thành nang quanh thân răng, nang quanh thân răng phát triển phá hủy toàn bộ xương góc hàm. Đây là một trong những biến chứng nặng nề nhất, để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Răng khôn: Nỗi ám ảnh không của riêng ai - Ảnh 2.

Những điều cần lưu ý khi nhổ răng khôn:

- Những bệnh liên quan như: Bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp hay các bệnh rối loạn về máu và các bệnh ung thư vùng hàm mặt là những trường hợp chống chỉ định nhổ răng khôn.

- Với phụ nữ có thai và đang cho con bú nên hạn chế và nên theo dõi, siêu âm kĩ trước khi nhổ răng khôn để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Khi nào bạn nhổ răng khôn:

Những trường hợp sau đây bắt buộc phải nhổ bỏ răng khôn:

- Răng khôn mọc lệch gần húc vào răng 7: nếu không nhổ sẽ dẫn tới hỏng răng số 7, là răng ăn nhai chính trên cung hàm.

- Răng khôn mọc thấp.

- Viêm lợi trùm tái phát nhiều lần.

- Răng khôn mọc ngầm đã gây đau.

- Răng khôn bị sâu nặng.

Răng khôn: Nỗi ám ảnh không của riêng ai - Ảnh 3.

Cùng với sự phát triển của công nghệ trong nha khoa nói riêng, nhổ răng ngày nay dễ dàng hơn rất nhiều, không gây đau đớn bằng máy siêu âm Piezotome. Máy siêu âm Piezotome sử dụng các bước sóng tần số cao được ví như lưỡi cắt siêu âm. Lưỡi cắt này sẽ tách cấu trúc răng ra khỏi mô mềm bằng cách cắt các liên kết giữa dây chằng nha chu giữa lợi và răng; nhẹ nhàng bóc tách và lấy răng số 8 ra khỏi lớp mô mềm mà không gây tổn thương hay làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục