
Phát hiện được công bố trên tạp chí khoa học mBio, trực thuộc Hiệp hội Vi sinh vật học Mỹ, bước đầu cung cấp manh mối về nguồn gốc của loài siêu vi khuẩn này. Candida auris đã xuất hiện một cách bí ẩn trên người một bệnh nhân ở Nhật Bản hồi năm 2009 và nhanh chóng lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Colombia, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Nam Phi...
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), Candida auris là một loại nấm có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng, nhất là trên các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện hay các cơ sở y tế. Cứ 3 người bị siêu vi khuẩn này xâm nhập (chẳng hạn như nhiễm trùng ảnh hưởng đến máu, tim hoặc não), thì có 1 trường hợp tử vong. Do đó, nó được coi là "mối đe dọa khẩn cấp" đối với sức khỏe cộng đồng.
"Khi vi khuẩn này vào bệnh viện, đó thật sự là một cơn ác mộng. Phát hiện mới có đóng góp rất quan trọng trên con đường giải mã C. auris" - Tiến sĩ Arturo Casadevall, Chủ nhiệm Khoa Vi sinh phân tử và Miễn dịch thuộc Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ) cho biết.
Trước đó, Tiến sĩ Casadevall là một trong những nhà khoa học đầu tiên đưa ra giả thuyết sự bùng phát của Candida auris là một phần hệ quả của biến đổi khí hậu. Cụ thể, khi nhiệt độ trở nên ấm hơn, một số sinh vật, trong đó có Candida auris, đã có thể thích nghi và chịu đựng được nhiệt độ cơ thể bình thường của con người là khoảng 37°C.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), Candida auris là một loại nấm có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng. (Hình minh họa: CDC)
Từ giả thuyết này, Tiến sĩ Anuradha Chowdhary, một chuyên gia thuộc Đại học Delhi (Ấn Độ) và các cộng sự đã tiến hành phân tích các mẫu đất và nước được thu thập từ 8 địa điểm quanh quần đảo nhiệt đới Andaman, ngoài khơi Ấn Độ. Nhóm nghiên cứu đã phân lập được Candida auris từ 2 địa điểm: một vùng đầm lầy ngập mặn, nơi hầu như không có người đến và một bãi biển có nhiều hoạt động của con người hơn.
Theo đó, những chủng nấm phân lập từ bãi biển được phát hiện có khả năng kháng thuốc cao và liên quan chặt chẽ với chủng đã gây bệnh ở người hơn các chủng được tìm thấy trong đầm lầy. Ngoài ra, trong số những chủng được tìm thấy trong đầm lầy, một số cũng được ghi nhận là không kháng thuốc và phát triển chậm hơn ở nhiệt độ cao so với các nhóm phân lập khác và đây có thể là chủng Candida auris "hoang dã", chưa thích nghi với nhiệt độ cơ thể cao của con người.
Phát hiện này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy giả thuyết của Tiến sĩ Casadevall có thể đúng. Tuy nhiên, nghiên cứu không chứng minh được C. auris "hoang dã" có nguồn gốc từ quần đảo Andaman. Rất có thể, con người đã đưa vi khuẩn vào đây, thông qua hoạt động du lịch tại các bãi biển hay xả thải từ các khu dân cư quanh quần đảo - đại diện nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Chowdhary nhấn mạnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa tiếp nhận trường hợp người bệnh 73 tuổi, vào viện do nổ bình gas mini khi đang nấu ăn gây bỏng vùng mặt, ngực, tay chân 2 bên.
VTV.vn - Gan, thận bị tổn thương phải lọc máu, thậm chí cuối tuần vừa qua, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã có 2 bệnh nhân tử vong do ăn nấm tự hái trên rừng.
VTV.vn - Cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ mới tập đi ăn bơ trước khi đi ngủ đang là "mẹo" được nhiều người áp dụng vì tin rằng sẽ giúp bé dễ vào giấc ngủ, ngủ ngon hơn.
VTV.vn - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước đã ghi nhận khoảng 40.000 ca nghi mắc sởi, trong đó có 5 trường hợp tử vong.
VTV.vn - Khám thai đủ và đúng lịch là cách tốt nhất giúp mẹ theo dõi sự phát triển của con qua từng giai đoạn.
VTV.vn - Một nghiên cứu gần đây cho thấy, việc hạn chế thời gian ngồi trước tivi xuống còn 1 giờ hoặc ít hơn mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
VTV.vn - Khoảng 12h trưa ngày 13/3, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn tiếp nhận 1 người bệnh ngộ độc thực phẩm nghi ăn nấm rừng.
VTV.vn - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh phát hiện trang website, trang mạng xã hội có đăng tải các nội dung quảng cáo dịch vụ làm giấy phép hoạt động, giấy phép hành nghề y dược…
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 10/2025.
VTV.vn - Khi thực hiện động tác quăng dây câu, bệnh nhân T.T.Q. (38 tuổi, Phú Yên) vô ý để lưỡi câu văng trúng vào mắt trái, không gỡ ra được.
VTV.vn - Bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc đái tháo đường type 2 được 2 năm. Tuy nhiên, gần đây bệnh nhân không đi khám lại mà dùng thuốc theo đơn cũ (Januvia 100mg ngày 1 viên).
VTV.vn - Một bệnh nhân uống 113 viên thuốc Phenobarbital (thuốc chống co giật, an thần, gây ngủ) vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh kịp thời cứu sống.
VTV.vn - Tuyến nước bọt cũng có thể hình thành sỏi, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và nguy cơ biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi 5 tuổi, bị dập và đứt rời 3 ngón tay trái do vô tình chạm vào bộ phận cảm ứng của máy dập nắp cốc tự động tại gia đình.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng vừa phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn cấp cứu bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở nhờ kỹ thuật can thiệp mạch vành.