Tại Hội thảo đánh giá tác động kinh tế - xã hội liên quan đến dự thảo Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia vừa diễn ra chiều 15/11, nhà văn Trần Thị Thường chia sẻ: Xu hướng sử dụng rượu, bia tại Việt Nam hiện nay đã khác so với văn hóa uống rượu trước đây.
Nếu như thời xưa rượu, bia là để nếm và thưởng thức thì ngày nay việc sử dụng rượu, bia đã trở nên thái quá, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người uống, gia đình và cộng đồng. Từ đó, tạo nên một trào lưu, một nét xấu trong văn hóa người Việt.
Còn theo TS. Phạm Việt Cường, Trường Đại học Y tế Công cộng, sử dụng rượu, bia tại Việt Nam đang ngày càng trẻ hóa xu hướng trẻ hóa tuổi sử dụng rượu, bia là một vấn đề nghiêm trọng do các hệ lụy về sức khỏe, xã hội đối với giới trẻ. Tỷ lệ uống rượu, bia ở vị thành niên và thanh niên là 79,9% đối với nam và 36,5% đối với nữ.
Theo điều tra sức khỏe học sinh năm 2013, có 43,8% học sinh từ lớp 8 đến lớp 12 đã uống cốc rượu/bia đầu tiên trước 14 tuổi và 22,5% đã uống đến mức say ít nhất 1 lần.
Sử dụng rượu, bia ở trẻ em và thanh thiếu niên gây hậu quả nghiêm trọng hơn đối với người lớn. Do não bộ của một người trưởng thành tiếp tục phát triển đến tuổi 25. Việc sử dụng rượu bia ở tuổi vị thành niên/thành niên có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển đó trong khi não bộ của vị thành niên đặc biệt dễ bị tổn thương bởi rượu bia. Đồng thời, tuổi sử dụng rượu bia càng sớm thì nguy cơ lệ thuộc rượu bia càng cao.
Theo nghiên cứu của Học viện cảnh sát tại 11 tỉnh năm 2015 thì phạm pháp hình sự liên quan đến rượu, bia trong độ tuổi trước 30 chiếm tới 70% và nguyên nhân của việc số đối tượng vi phạm pháp luật do sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn chủ yếu nằm trong độ tuổi 16 - 30 do đây là lứa tuổi còn trẻ, bồng bột, cá tính năng động, thích thể hiện bản thân cũng như chưa có được những suy nghĩ chín chắn về lời nói, hành động của mình; lứa tuổi này có nhiều các mối quan hệ trong xã hội, bị ảnh hưởng lớn bởi tâm lý đám đông, dễ bị lôi kéo, kích động dẫn đến thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Đây là vấn đề nhức nhối nếu chúng ta không hành động và tiếp tục để hiện trạng pháp luật như hiện nay thì tình trạng này sẽ tiếp tục gia tăng và nguy cơ mất an ninh trật tự xã hội tiếp tục tăng cao, trong đó đau lòng nhất là đối tượng gây ra các phạm pháp hình sự liên quan đến rượu, bia lại là lứa tuổi thanh niên - tương lai của đất nước.
TS. Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho rằng: Luật Phòng chống tác hại rượu, bia với những quy định nhằm định hướng cách thức xử sự cho người dân trong việc tiêu dùng rượu, bia hợp lý không nhằm mục đích cấm việc sử dụng rượu, bia. Văn hóa sử dụng rượu, bia phải được hiểu là là sử dụng đúng nơi, đúng chỗ, có chừng mực, đúng thời điểm, đúng đối tượng. Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia chỉ góp phần định hướng cho việc sử dụng rượu, bia văn minh hơn.
Phân tích các nội dung của dự luật dựa trên khả năng đáp ứng yêu cầu của WHO về y tế công cộng và kinh nghiệm xây dựng pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia của một số nước tham gia hiệp định CPTPP, TS Nguyễn Văn Tiên - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: So với các khuyến cáo của WHO tại Chiến lược toàn cầu nhằm giảm tác hại của việc sử dụng đồ uống có cồn ở mức có hại thì còn nhiều khoảng trống mà dự án luật chưa điều chỉnh. Đặc biệt là 3 biện pháp hiệu quả nhất mà tổ chức y tế thế giới là: kiểm soát sự sẵn có của rượu, bia; kiểm soát marketing rượu, bia; chính sách thuế và giá.
Nếu không quy định hoàn chỉnh các biện pháp theo khuyến cáo của WHO thì khó đạt được mục tiêu của luật. Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện Việt Nam thì có thể quy định lộ trình để thực hiện toàn diện các biện pháp khuyến cáo của WHO đến 2025.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Thời gian gần đây, Khoa Nội nhi Tổng hợp - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã khám và điều trị nhiều trường hợp bệnh nhi bị bệnh viêm mao mạch dị ứng (Schonlein Henoch).
VTV.vn - Tất cả 4 nạn nhân nặng vụ phóng hoả tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng đã tự thở tốt và đang trong quá trình hồi phục.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024.
VTV.vn - Nghĩ rằng mật cá trắm có công dụng tốt cho sức khỏe, 2 người đàn ông khi mua cá trắm từ chợ về làm thịt đã lấy mật cá trắm uống.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản cảnh báo người dân không mua bán, sử dụng 2 loại thuốc giả là Clorocid TW3 và Tetracyclin TW3.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, tình hình dịch sởi trên địa bàn còn diễn biến phức tạp, đến ngày 30/12, toàn tỉnh ghi nhận hơn 7.000 ca mắc, trong đó có 3 ca tử vong.
VTV.vn - Tai nạn xảy ra khi người đàn ông này điều khiển xe cuốc rẫy và va chạm với tổ ong vò vẽ, khiến đàn ong bay vào đốt ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành công văn gửi các đơn vị trực thuộc về việc đảm bảo công tác y tế trong dịp nghỉ Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
VTV.vn - Trái tim, lá gan, 2 quả thận được hiến của người phụ nữ đã được các bác sĩ tiến hành ghép cho 4 người bệnh.
VTV.vn - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm do tự ý điều trị bệnh gout tại nhà.
VTV.vn - Vàng da bệnh lý không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nghiêm trọng đến hệ thần kinh của trẻ, thậm chí đe dọa tử vong.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một trẻ viêm cơ tim tối cấp, sốc tim nhờ kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO).
VTV.vn - Một thai nhi bị vỡ ối sớm, các bác sĩ đã buộc phải cho bé chào đời ở tuần 26, thai nhi còn lại tiếp tục được theo dõi trong bụng mẹ đến tuần thai 31 thì được mổ lấy thai.
VTV.vn - Trong quá trình thực hiện thủ thuật thẩm mỹ vùng kín tại một spa tư nhân, cô gái trẻ bị xuất huyết âm hộ trái, vào Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) cấp cứu.
VTV.vn - Các chuyên gia khuyên bạn thực hiện những điều sau để việc luyện tập trong mùa Đông luôn an toàn và hiệu quả.