
Khổ qua được cho là giúp giảm huyết áp, hạ mức đường huyết và có tác dụng ngăn ngừa các chứng bệnh khác, vậy cơ sở khoa học của nó là gì?
Trong thành phần dinh dưỡng của khổ qua có nhiều vitamin C với hàm lượng khoảng 120 mg, cao hơn nhiều so với dâu tây (80 mg) và chanh (90 mg). Về chất khoáng, khổ qua chứa kali có tác dụng làm giảm huyết áp, beta-carotene giúp sáng mắt, phòng ngừa ung thư.
Nghiên cứu cũng cho thấy nguyên nhân khổ qua làm hạ mức đường huyết là do trong hạt của nó chứa protein có chức năng tương tự như insulin. Chúng ta đều biết insulin có tác dụng làm cho glucose trong máu chuyển thành năng lượng, từ đó giúp điều chỉnh đường huyết trong cơ thể, làm cho đường huyết bảo đảm ở trạng thái bình thường.
Tương tự, chất chiết xuất từ quả và hạt khổ qua cũng thúc đẩy phân giải phần đường, có tác dụng chuyển hóa phần đường dư thừa thành năng lượng, cải thiện tình trạng cân bằng chất béo trong cơ thể. Ngoài ra, nó cũng có thể ngăn ngừa nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường là béo phì hoặc táo bón. Do vậy, người có mức đường huyết hơi cao nên dùng nước khổ qua hàng ngày.
Khổ qua vì chứa thành phần vị đắng đặc thù có tác dụng ức chế quá trình hưng phấn của trung tâm điều nhiệt trong cơ thể nên đạt tác dụng giải nhiệt. Khổ qua sau khi chín có màu vàng đỏ như đào, vị đắng nhẹ, là chất tốt bình can lợi đởm (tốt cho gan mật), thanh giải huyết nhiệt (làm mát máu). Phàm là người bệnh viêm gan vàng da nên ăn thường xuyên, cũng có thể dùng chữa bệnh trĩ do nóng ruột gây ra. Khổ qua còn giúp chữa nhiều bệnh như đau dạ dày do nhiệt, kiết lỵ, thấp nhiệt, nôn ói, tiêu chảy…
Người Nhật đã khám phá ra rằng thức ăn vị đắng chứa nhiều axít amino, cụ thể là trong hơn 30 loại axít amino thì hơn 20 loại có chứa vị đắng. Một số thức ăn có vị đắng là nguồn chính của vitamin B17 vốn có sức “sát thương” mạnh đối với tế bào ung thư, đó là lý do người bệnh ung thư có thể dùng nhiều khổ qua.
Tại các nước Đông Nam Á, lá khổ qua được dùng nấu nước chữa bệnh ngoài da trong khi hạt khổ qua chữa phát sốt rất hiệu quả. Ngoài ra, khổ qua còn có tác dụng kích thích sự thèm ăn, chống say nắng, điều chỉnh chức năng đường ruột. Với chứng bệnh uống nhiều nước vẫn thấy khát, đông y gọi là “bệnh tiêu khát”, có thể dùng khổ qua. Do nội tạng trong cơ thể tích nhiệt sẽ gây tiêu hao phần nước, theo đó sẽ có cảm giác miệng khát, tương tự một trong những triệu chứng của bệnh đái tháo đường, có thể dùng khổ qua để cải thiện. Từ xưa, khổ qua được dùng như một vị thuốc và trong những y văn cổ như “Bản thảo cương mục” từng nhắc đến khổ qua. Nhà dược lý học Lý Thời Trân đã khái quát sức mạnh của khổ qua trong câu nói: “Khổ qua vị đắng, tính mát, không độc, có công hiệu trừ tà nhiệt, thanh tâm sáng mắt…”.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.
VTV.vn - Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, ngày 23/5, trên địa bàn thành phố ghi nhận 332 ca mắc COVID-19 mới tại 28/30 quận, huyện, thị xã.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân mang khối u có kích thước 30cm, nặng gần 6kg.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ vừa tiến hành can thiệp cứu sống 2 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có biến chứng ngưng tim.
VTV.vn - Ngón tay lò xo là tình trạng viêm bao gân của các gân gấp các ngón tay, gây chít hẹp bao gân, bệnh ảnh hưởng nhiều tới khả năng gấp, duỗi ngón tay, gây đau nhức...
VTV.vn - Tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Hà Tĩnh, có đến 40% bệnh nhân sau đột quỵ nhập viện với nhiều biến chứng nặng nề, gây khó khăn cho công tác điều trị.
VTV.vn - Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, ngày 22/5, trên địa bàn thành phố ghi nhận 347 ca mắc COVID-19 mới.
VTV.vn - Theo Bản tin Bộ Y tế về tình hình dịch COVID-19, ngày 22/5, ghi nhận 1.319 ca mắc COVID-19 tại 42 tỉnh, thành phố; có 8.945 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
VTV.vn - Đến sáng 22/5, thế giới có trên 526,93 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,299 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.
VTV.vn - Hiện giới chức Đức đã xác nhận 3 người mắc bệnh đậu mùa khỉ, trong khi Anh đã ghi nhận trên 20 người nhiễm căn bệnh này.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa có văn bản khẩn gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng.
VTV.vn - Gù vẹo cột sống là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, số trẻ em bị bệnh chiếm từ 0,5 đến 1% dân số.
VTV.vn - Theo Bản tin Bộ Y tế về tình hình dịch COVID-19, ngày 21/5, ghi nhận 1.457 ca mắc COVID-19 tại 43 tỉnh, thành phố; có 3.069 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
VTV.vn - Bệnh nhân N.N.T, 49 tuổi, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) trong tình trạng lơ mơ, suy giảm tri giác với tiền sử đái tháo đường type 2, lạm dụng rượu.
VTV.vn - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh, đến ngày 20/5, số ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng so với trung bình 4 tuần trước đó.