Căng thẳng có thể được gây ra hàng ngày, trong công việc, cuộc sống thường lệ, cũng như bởi các sự kiện bất thường hơn, chẳng hạn như chấn thương hoặc bệnh tật ở chính bản thân hoặc một thành viên trong gia đình. Khi mọi người cảm thấy rằng họ không thể quản lý hoặc kiểm soát những thay đổi gây ra bởi sự bất thường đó, họ sẽ cảm thấy căng thẳng đặc biệt với một người khi phát hiện mắc ung thư. Tình trạng căng thẳng ngày càng được công nhận là một yếu tố có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư.
Cơ thể phản ứng như thế nào trong lúc căng thẳng?
Theo các bác sĩ Bệnh viện Ung ướu Hà Nội, cơ thể đáp ứng với áp lực về thể chất, tinh thần hoặc cảm xúc bằng cách giải phóng các hormon căng thẳng (như epinephrine và norepinephrine) làm tăng huyết áp, nhịp tim tốc độ và tăng lượng đường trong máu.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: những người trải qua căng thẳng trong một thời gian dài (tức là mãn tính) có thể gặp vấn đề về tiêu hóa, khả năng sinh sản, tiết niệu và hệ miễn dịch suy yếu. Những người bị căng thẳng mãn tính cũng dễ bị nhiễm vi-rút như cúm hoặc cảm lạnh thông thường và bị đau đầu, khó ngủ, trầm cảm và lo âu.
Tâm lý căng thẳng có thể gây ung thư không?
Mặc dù căng thẳng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe thể chất, tuy nhiên không có nhiều bằng chứng cho thấy nó là nguyên nhân trực tiếp gây ung thư.
Tuy nhiêm, mối liên hệ giữa căng thẳng tâm lý và ung thư có thể phát sinh theo nhiều cách. Ví dụ, những người bị căng thẳng có thể dẫn đến các thói quen không lành mạnh chẳng hạn như hút thuốc, ăn quá nhiều hoặc uống rượu, làm tăng nguy cơ ung thư. Hoặc một người có người thân bị ung thư có thể có nguy cơ ung thư cao hơn do yếu tố nguy cơ di truyền.
Làm thế nào giảm tâm lý căng thẳng ảnh hưởng đến những người bị ung thư?
Những người bị ung thư dễ dàng gặp căng thẳng do các tác động của bệnh tật đến thể chất, cảm xúc và tinh thần, xã hội. Những người cố gắng giảm bớt căng thẳng bằng các hành vi không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu hoặc trở nên ít vận động hơn có thể có chất lượng cuộc sống kém hơn sau khi điều trị ung thư. Ngược lại, những người có thể sử dụng các chiến lược đối phó hiệu quả với căng thẳng, chẳng hạn như quản lý thư giãn và căng thẳng được chứng minh giúp giảm mức độ trầm cảm, lo âu và các triệu chứng thấp hơn liên quan đến ung thư và điều trị. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy việc quản lý thành công căng thẳng tâm lý giúp cải thiện sự sống còn của ung thư.
Bằng chứng từ các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng căng thẳng tâm lý có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển và lây lan của một khối u. Ví dụ, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi những con chuột mang các khối u ở người bị giữ kín hoặc bị cô lập khỏi những con chuột khác (điều kiện làm tăng căng thẳng) các khối u của chúng có khả năng phát triển và lan rộng hơn (gọi cách khác là di căn).
Trong một thí nghiệm khác, các khối u được cấy vào các miếng mỡ của chuột, nếu chuột bị căng thẳng kéo dài, khối u có tỷ lệ lây lan cao hơn đến phổi và hạch bạch huyết so với chuột không bị căng thẳng. Các nghiên cứu ở chuột và trong các tế bào ung thư ở người trưởng thành trong phòng thí nghiệm đã phát hiện ra rằng hoóc môn căng thẳng norepinephrine có thể thúc đẩy sự hình thành mạch và di căn.
Ở một nghiên cứu khác, những phụ nữ bị ung thư vú bộ ba âm tính - đã được điều trị bằng hóa trị liệu bổ trợ - được hỏi về việc sử dụng thuốc chẹn beta, là loại thuốc gây trở ngại cho một số loại hormone căng thẳng, trước và trong khi hóa trị. Những phụ nữ được báo cáo có sử dụng thuốc chẹn beta có cơ hội sống sót sau khi điều trị ung thư mà không tái phát nhiều hơn những phụ nữ không báo cáo sử dụng thuốc chẹn beta.
Mặc dù vẫn không có bằng chứng rõ ràng căng thẳng trực tiếp ảnh hưởng đến kết cục ung thư, một số dữ liệu cho thấy bệnh nhân có thể phát triển cảm giác bất lực hoặc tuyệt vọng khi căng thẳng kéo dài. Tình trạng này liên quan đến tỷ lệ tử vong cao hơn. Có thể là những người cảm thấy bất lực hoặc vô vọng không tìm cách điều trị khi họ bị bệnh, từ bỏ sớm hoặc không tuân theo liệu pháp điều trị, tham gia vào các hành vi nguy hiểm như sử dụng ma túy hoặc không duy trì lối sống lành mạnh, dẫn tới cái chết sớm.
Làm thế nào những người bị ung thư có thể học cách đối phó với căng thẳng tâm lý?
Hỗ trợ cảm xúc và xã hội có thể giúp bệnh nhân học cách đối phó với căng thẳng tâm lý. Sự hỗ trợ như vậy có thể làm giảm mức độ trầm cảm, lo lắng và các triệu chứng liên quan đến bệnh tật và điều trị ở những bệnh nhân. Phương pháp tiếp cận có thể bao gồm: thư giãn, thiền định, hoặc tư vấn hoặc nói chuyện; tham gia các buổi học về ung thư; thành lập các nhóm, câu lạc bộ hỗ trợ xã hội; dùng thuốc trị trầm cảm hoặc lo lắng; tập thể dục...
Một số tổ chức chuyên gia khuyến cáo rằng tất cả bệnh nhân ung thư phải được sàng lọc sớm để điều trị. Các cơ sở y tế có thể sử dụng nhiều công cụ kiểm tra khác nhau, chẳng hạn như thang đo hoặc bảng câu hỏi, để đánh giá liệu bệnh nhân ung thư có cần hỗ trợ về tâm lý, cảm xúc hoặc có mối quan tâm thực tế khác hay không. Từ đó, đưa ra các phương pháp hỗ trợ tối ưu cho người bệnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Tại tỉnh Khánh Hòa, trong vòng chưa tới 1 tháng, có 3 trường hợp bị thương nặng do tự chế pháo nổ phải vào bệnh viện điều trị.
VTV.vn - Tai nạn xảy ra khi người đàn ông này điều khiển xe cuốc rẫy và va chạm với tổ ong vò vẽ, khiến đàn ong bay vào đốt ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành công văn gửi các đơn vị trực thuộc về việc đảm bảo công tác y tế trong dịp nghỉ Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
VTV.vn - Trái tim, lá gan, 2 quả thận được hiến của người phụ nữ đã được các bác sĩ tiến hành ghép cho 4 người bệnh.
VTV.vn - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm do tự ý điều trị bệnh gout tại nhà.
VTV.vn - Vàng da bệnh lý không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nghiêm trọng đến hệ thần kinh của trẻ, thậm chí đe dọa tử vong.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một trẻ viêm cơ tim tối cấp, sốc tim nhờ kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO).
VTV.vn - Một thai nhi bị vỡ ối sớm, các bác sĩ đã buộc phải cho bé chào đời ở tuần 26, thai nhi còn lại tiếp tục được theo dõi trong bụng mẹ đến tuần thai 31 thì được mổ lấy thai.
VTV.vn - Trong quá trình thực hiện thủ thuật thẩm mỹ vùng kín tại một spa tư nhân, cô gái trẻ bị xuất huyết âm hộ trái, vào Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) cấp cứu.
VTV.vn - Các chuyên gia khuyên bạn thực hiện những điều sau để việc luyện tập trong mùa Đông luôn an toàn và hiệu quả.
VTV.vn - Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, tất cả bệnh nhân trong vụ ngộ độc tại Long Biên đã ổn định sức khoẻ và đang được cho ra viện.
VTV.vn - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng vừa tiếp nhận điều trị bệnh nhân nữ 69 tuổi, được chẩn đoán xuất huyết não trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 67 tuổi, vào viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê, tím tái toàn thân, mạch không bắt được, huyết áp không có, ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn.
VTV.vn - Ngày 28/12 vừa qua, Hadoo tổ chức sự kiện ra mắt khóa học Huấn luyện viên Sức khỏe Chủ động.
VTV.vn - Sâu răng là vấn đề thường gặp ở răng sữa, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé. Nhiều mẹ chưa hiểu đúng nguyên nhân và cách bảo vệ răng sữa cho con.