Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân H.V.Q., nam, 66 tuổi, ở Quỳnh Lưu, Nghệ An; có tiền sử đái tháo đường.
Bệnh nhân có yếu tố dịch tễ, được cách ly và phát hiện dương tính SARS-CoV-2 ngày 17/5. Bệnh nhân được nhập viện tuyến cơ sở điều trị trong 5 ngày với tình trạng sốt cao, tiêu chảy, khó thở, dù được thở oxy mash túi nhưng tình trạng bệnh diễn tiến xấu hơn, bệnh nhân được chuyển viện cấp cứu đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 23/5.
Tại Khoa Cấp cứu, trước tình trạng suy hô hấp cấp tính nguy kịch, bệnh nhân được can thiệp đặt ống Nội khí quản hỗ trợ hô hấp, ngay sau đặt nội khí quản bệnh nhân được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực để chăm sóc đặc biệt.
11h45 ngày 23/5, bệnh nhân nhập Khoa Hồi sức tích cực với tình trạng phải thở theo máy với thông số kỹ thuật cao dành cho bệnh nhân ARDS, nồng độ oxy tối đa 100%, nhịp tự thở nhanh 30 lần/phút. Bệnh nhân có tình trạng sốc trụy tim mạch, mạch nhanh, huyết áp hạ.
Các sĩ chỉ định duy trì thuốc vận mạch và đặt các đường catheter động mạch, catheter tĩnh mạch lớn để can thiệp tối đa, theo dõi đánh giá huyết động, thể tích tuần hoàn, đảm bảo huyết áp trung bình, đảm bảo tưới máu tổ chức, hạn chế nguy cơ suy đa phủ tạng do tình trạng sốc.
Sau nhập khoa 3h, bác sĩ đánh giá bệnh nhân và tiến hành lọc máu cấp cứu hấp thụ độc tố cytokine lần thứ nhất. Bệnh nhân được chăm sóc toàn diện, tích cực, đánh giá xét nghiệm, chỉ số sinh tồn sát sao, điều chỉnh thuốc chống đông theo kết quả xét nghiệm, phối hợp các biện pháp điều trị lọc máu và thở máy ,chăm sóc hô hấp chuyên sâu.
Sau 4 lần lọc máu, tương đương 48 giờ lọc hấp phụ độc tố, tình trạng phổi bệnh nhân vẫn tiến triển xấu, tổn thương phổi chưa có dấu hiệu phục hồi. Bệnh nhân được chỉ định lọc máu lần thứ 5 vào lúc 10h ngày 1/6, lọc máu lần thứ 6 vào ngày 2/6.
Trải qua 6 lần lọc máu và 14 ngày thở máy chăm sóc hô hấp, bệnh nhân chưa có nhiều tiến triển tốt, vẫn phải duy trì thuốc vận mạch, thể trạng suy kiệt ăn sữa qua sonde dạ dày chậm tiêu; siêu âm phổi có nhiều tổn thương dạng viền Bline. Bác sĩ chỉ định sử dụng albumin truyền tĩnh mạch, hội chẩn bác sĩ dinh dưỡng, kết hợp giữa nuôi dưỡng qua ống thông và nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch.
Bệnh tiến triển chậm, tiên lượng thở máy kéo dài, bệnh nhân được phẫu thuật mở khí quản ngày 7/6, thở máy qua mở khí quản và chăm sóc hô hấp tích cực, kết hợp việc giảm an thần, tập vận động thụ động tại giường.
Ngày 18/6, bệnh nhân được nuôi dưỡng, cung cấp dinh dưỡng hoàn toàn đường tĩnh mạch, đi ngoài phân lỏng màu nâu, có dấu hiệu mất máu, bác sĩ chỉ định truyền máu cấp cứu, ngừng nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày.
Sau nhiều ngày theo dõi,đánh giá sát sao, chăm sóc tích cực kết hợp tuyền máu và chế phẩm máu, kết hợp thở máy qua mở khí quản, kháng sinh điều trị nhiễm trùng đến ngày 22/6, bệnh nhân được ngừng thuốc vận mạch, không còn tình trạng xuất huyết.
Ngày 5/7, bệnh nhân hồi phục tốt, cơ lực khá, tự thở tốt, bệnh nhân được thôi thở máy và rút ống thở thành công,chuyển thở oxy kính, tập phục hồi chức năng, được bổ sung dinh dưỡng đường tĩnh mạch.
Đến hôm nay, bệnh nhân hoàn toàn ổn định, xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính nhiều lần, bệnh nhân hoàn toàn khỏi bệnh, hồi phục mạnh khỏe.
Đây là ca bệnh thứ 5 trên cơ địa người cao tuổi và có bệnh lý nền, đã được cứu sống tại Khoa Hồi sức tích cực trong đợt dịch này. Thời gian bệnh nhân phải dùng thuốc vận mạch kéo dài 32 ngày, thở máy kéo dài đến 42 ngày.
Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân N.V.H., nam, 60 tuổi, ở Sóc Sơn, Hà Nội; tiền sử viêm xoang mạn tính.
Bệnh nhân có yếu tố dịch tễ, được đưa đi cách ly, và phát hiện dương tính SARS-CoV-2 và đưa đến điều trị tại tuyến cơ sở ngày 27/5. Tại đây, bệnh nhân ho, nhiều đờm, khó thở, được thở oxy kính, tình trạng xấu dần và được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương,
Tại Khoa Cấp cứu, sau 3 ngày nhập viện, diễn tiến xấu nhiều, bệnh nhân được đặt nội khí quản. Sau 9 ngày điều trị tại Khoa Cấp cứu kết hợp thông khí xâm nhập với sử dụng thuốc vận mạch, trợ tim, điều chỉnh rối loạn đông máu, nhưng không có tiến triển tốt, tiên lượng điều trị dài ngày, bệnh nhân đã được mở khí quản, sau đó chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực tiếp tục chăm sóc và điều trị.
Bệnh nhân vào khoa được thở máy thông số kỹ thuật cao, duy trì an thần giãn cơ, điều chỉnh thuốc chống đông theo kết quả xét nghiệm máu. Bệnh nhân được chẩn đoán: Viêm phổi nặng do SARS-CoV-2/Rối loạn tăng đông máu. Các bác sĩ chỉ định truyền huyết tương và albumin theo kết quả xét nghiệm và lọc máu hấp phụ độc tố lần thứ nhất vào ngày 13/6.
Bệnh nhân được đánh giá các xét nghiệm đông máu 2 lần/ngày, kết hợp thuốc chống đông máu và truyền các chế phẩm máu. Bác sĩ theo dõi sát sao các xét nghiệm đánh giá viêm cơ tim 2 ngày/lần, điều chỉnh thuốc trợ tim hợp lý.
Sau 18 ngày hồi sức tích cực tại ICU, ngày 28/6, bệnh nhân được đánh giá tiến triển tốt hơn, chức năng phổi hồi phục tốt, các chỉ số xét nghiệm dần ổn định. Ngày 28/6, bệnh nhân được tập cai máy thở, và tập phục hồi chức năng hô hấp, vận động
Đến ngày 5/7, sau 35 ngày thở máy, bệnh nhân được bỏ máy thở, rút ống mở khí quản thành công. Hôm nay (9/7), bệnh nhân ổn định hoàn toàn, sức khỏe tốt, bác sĩ cho bệnh nhân ra viện.
Theo thông tin từ các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực, hai ca bệnh ra viện ngày hôm nay đều là 2 ca bệnh phải thở máy kéo dài trên 1 tháng, trên cơ địa người cao tuổi, tổn thương phổi nặng nề và có rất nhiều tổn thương hệ thống cơ quan trong cơ thể.
Hiện tại, Khoa Hồi sức tích cực có 23 bệnh nhân nặng, trong đó có 8 ca ECMO/22 ca thở máy.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn -Tiến si Dương Mạnh Chiến, chuyên gia về phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ đã nghiên cứu và phát triển phương pháp tái tạo ngực đột phá, mang lại hiệu quả vượt trội trong 30 phút
VTV.vn - Thời tiết đang trong những ngày giá lạnh, nhiệt độ thấp và không khí lạnh kéo dài là tác nhân khiến nhiều bệnh lý gia tăng, đặc biệt là đột quỵ.
VTV.vn - Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn kháng trị nhờ áp dụng kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo).
VTV.vn - Các bác sĩ Khoa Ung bướu 2, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 12 tuổi, mắc ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa tiếp nhận điều trị cho một trường hợp bé gái bị viêm màng não.
VTV.vn - Khoảng 3 tuần trước khi nhập viện, bé gái 2 tháng tuổi, dân tộc Mông, ở Văn Chấn, Yên Bái xuất hiện dấu hiệu ban đầu với ban sẩn đỏ rải rác ở vùng mông.
VTV.vn - Đó là chỉ đạo của PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cũng như tinh thần của toàn thể các chuyên gia đầu ngành, y bác sĩ bệnh viện.
VTV.vn - Người phụ nữ 25 tuổi, ở Hà Nội, bị biến dạng mũi, thủng mũi do căng chỉ nâng mũi sau 3 tháng thực hiện tại một cơ sở làm đẹp gần nhà.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận liên tiếp các ca bị đột quỵ. So với năm ngoái, mùa Đông năm nay số ca đột quỵ nhập viện đang gia tăng.
VTV.vn - Theo báo cáo, nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi tại Đồng Nai chiếm 12%, CDC Đồng Nai đề xuất mở rộng tiêm vaccine phòng sởi cho nhóm đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.
VTV.vn - Việc sở hữu một gương mặt thon gọn, thanh tú, hài hòa đường nét là mơ ước của các chị em. Không ai sinh ra đã được “trời ban” cho vẻ đẹp hoàn hảo, vậy đâu là giải pháp?
VTV.vn - Cụ bà 85 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng bị viêm phúc mạc toàn thể do thủng ổ loét dạ dày tá tràng được đưa đến cấp cứu muộn.
VTV.vn - Theo báo cáo từ Trung tâm Y tế TP Biên Hòa (Đồng Nai), trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận trường hợp bệnh nhi 12 tuổi tại phường Long Bình Tân mắc bệnh não mô cầu.
VTV.vn - Chỉ chưa đầy một tuần (từ ngày 14-18/12), trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã liên tiếp ghi nhận 5 bệnh nhi bị đa chấn thương do nổ pháo tự chế.
VTV.vn - Trong nhiều thế kỷ, rong biển chứa fucoidan đã được đánh giá cao vì đặc tính dinh dưỡng và trị liệu của chúng.