Trong cuốn sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam" - NXB Khoa học và Kỹ thuật, Giáo sư Đoàn Thị Nhu, Phó Giáo sư Phạm Duy Mai và PGS.TSKH Đỗ Trung Đàm đã chỉ rõ những công dụng hữu ích của những loài cá này trong chữa trị nhiều loại bệnh.
Cá quả
Cá quả (hay cá lóc, cá chuối) có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng trừ phong, hạ hỏa, tiêu thũng, chống viêm.
Theo kinh nghiệm dân gian, cá quả có công dụng giúp khỏi chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ em. Bài thuốc cụ thể: lấy 100g cá quả rửa sạch nhớt bằng nước sôi, lọc lấy thịt, thái nhỏ, rán cho vàng thơm, nấu với 300ml nước đến khi còn 200ml, thêm muối cho đậm. Cho trẻ ăn cả cái lẫn nước trong một ngày và dùng trong 3 ngày.
Bên cạnh đó, cá quả còn có nhiều công dụng khác trong điều trị bệnh như:
- Chữa phù thũng ở trẻ nhỏ: lấy thịt cá quả (1 con) nấu nhừ với lá bìm bìm non, lá dâu non hoặc 50g quả bí đao. Ăn trong ngày cho đến khi nhẹ mặt và đi tiểu được.
- Chữa lở ngứa kinh niên, lâu ngày không khỏi: lấy 1 con cá quả làm sạch, mổ bụng, bỏ hết ruột, nhồi đầy lá ké đầu ngựa vào và buộc chặt. Sau đó, lấy lá ké bọc xung quanh mình cá, đốt lửa cho đến khi lớp lá ké cháy hết thì gỡ bỏ lá. Ăn hết thịt cá trong một ngày. Dùng từ 2 - 3 ngày.
Bên cạnh thịt cá, mật cá quả cũng rất hữu dụng trong trường hợp bị viêm họng thể nguy cấp. Người bệnh có thể dùng mật cá tẩm bông sạch và bôi nhiều lần trong ngày.
Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, cá quả còn có tác dụng chữa sốt cao, mồ hôi trộm, viêm gan, vàng da với công thức: lấy 1 con cá quả, làm sạch nhớt, đánh vảy, môt bụng, bỏ hết ruột, sấy khô giòn, tán bột, rây mịn, Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g.
Người Trung Quốc còn chế biến cá quả thành những món ăn – vị thuốc phổ biến như sau:
- Chữa nhọt trong tai: cá quả (250g), cá mực (200g), đậu phụ (50g), trám muối (4 quả). Tất cả ninh nhừ. Ăn cả cái lẫn nước trong ngày.
- Chữa sốt cao, háo khát, bí tiểu do thận hư: cá quả (1 con) làm sạch, nấu chín với đậu phụ (250g). Ăn vào các bữa cơm trong ngày.
Cá săn sắt (Hình minh họa: aquainfo.org)
Cá săn sắt (cá đuôi cờ)
Cá săn sắt vấn được người Việt biết đến nhiều hơn với tên gọi cá đuôi cờ. Đây là loài cá có vị ngọt, nhạt, có tác dụng tiêu viêm, giải độc.
Theo kinh nghiệm dân gian, bài thuốc cá săn sắt (1 con) giã với lá cỏ xước, lá thông non và nõn cây chuối đắp lên có tác dụng làm thuốc rút gai, dằm.
Ở Trung Quốc, người ta lấy cá săn sắt (từ 2- 4 con), rửa sạch, ninh nhỏ lửa tới nhừ với 60 – 90 g đậu đen ăn nóng làm thuốc bổ huyết, bổ thận và giúp loại bỏ tình trạng chóng mặt.
Cá trê
Thịt cá trê có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ huyết, giảm đau, sinh tân (thải huyết ứ, sinh huyết mới) và ích khí.
Thịt cá trê om hay hầm là món ăn – vị thuốc rất tốt cho cơ thể đang suy yếu, người mới ốm khỏi. Ngoài ra, cá trê cũng có rất nhiều công dụng khác, cụ thể:
- Chữa sa dạ con: cá trê giã nhỏ với lá cỏ xước, rồi nấu với lá vông nem, ăn cả cái lẫn nước.
- Chữa viêm phế quản: cá trê giã nhỏ, nấu với than quả bồ kết (0,5 – 1g).
- Làm thuốc giải độc: cá trê (1 con) làm thịt, bỏ ruột, lấy chu sa (một loại khoáng vật cinnabarit của thủy ngân có sẵn trong tự nhiên) đã thủy phi, tán bột mịn (1g) rắc đều vào cá, nướng chín. Ăn với ít muối hoặc nước mắm làm 3 – 4 lần trong ngày. Cách thủy phi chu sa: mài chu sa vào bát sứ, dùng nam châm hút hết mùn sắt. Cho nước vào, khuấy đều, để lắng, gạn bỏ nước trong. Lại thêm nước, khuấy đều, làm vài lần đến khi nước ở trên trong là được. Lấy cặn gói vào giấy màu đen, phơi nắng đến khô.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.