Theo cuốn sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam"- NXB Khoa học và Kỹ thuật, cá nóc dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là hà đồn. Tuy nhiên, chỉ nên dùng thịt cá được chế biến rất cẩn thận và bỏ hết phần nội tạng gồm gan, mật, tim, thận, trứng, da và máu.
Thịt cá nóc có vị ngọt, tính ấm, có độc, có tác dụng từ thấp, giảm đau, sát trùng. Trước đây, ngư dân vùng biển quan niệm rằng ăn thịt cá nóc sẽ béo khỏe, chống mệt mỏi, đau nhức.
Mặc dù có khá nhiều công dụng hữu ích trong chữa bệnh, thế nhưng, ăn thịt cá nóc lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về ngộ độc với mức độ cao nhất có thể dẫn tới tử vong.
Chất độc của cá nóc có tên là tetrodotoxin, tập trung ở da, ruột, gan, cơ bụng, túi tinh của con đực và nhiều nhất là ở trứng cá của con cái. Đây là một loại độc tố thần kinh cực độc, gấp hơn 1.200 lần so với cyanua. Độc tố của một con cá đủ giết chết 30 người.
Theo Tiến sĩ Trần Đáng, Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, trên thế giới, người ta đã nghiên cứu chất tetrodotoxin để làm thuốc kích thích thần kinh, gây tê, gây mê, giảm đau, chữa một số bệnh tim mạch và ung thư. Chất tetrodotoxin có trong cơ thể cá nóc ở dạng tiền độc tố có tên là tetrodomin không độc, nhưng khi cá bị va đập hoặc bị ươn, chất này sẽ chuyển ngay thành tetrodotoxin rất độc.
Thực tế cũng chứng minh khi bắt được cá, ngư dân thường đập chết, làm va đập mạnh, làm cá ươn hoặc không loại bỏ hết phủ tạng lúc làm thịt, làm cho chất độc ngấm vào thịt cá (vốn không độc), do đó người ăn vào sẽ bi ngộ độc. Liều gây độc cho người bình thường là từ 1 – 4mg, tức chỉ cần ăn 10g thịt cá nóc có chất độc là đã bị ngộ độc. Sau khi ăn cá nóc có tetrodotoxin, chất độc hấp thụ nhanh qua dạ dày, đường ruột trong từ 5 – 15 phút, đạt nồng độ cao nhất trong máu sau 20 phút và thải trừ qua nước tiểu sau 30 phút đến vài giờ. Triệu chứng ngộ độc là liệt trung khu thần kinh thị giác, thần kinh vận động, rồi đến trung khu hô hấp và tim mạch. Biểu hiện đầu tiên là tê miệng lưỡi, tay chân, sau đến cảm giác chóng mặt, choáng váng, đau đầu, mặt ửng đỏ, toát mồ hôi, đau bụng, nôn mửa, mệt lả, co giật, cứng hàm và lưỡi. Cuối cùng, toàn thân người bị ngộ độc sẽ suy sụp, da tím tái, nhiệt độ hạ và huyết áp giảm, khó thở, dẫn đến trụy tim mạch, ngừng thở và tử vong.
Hơn nữa, chất độc của cá nóc có sức bền vững cao: Ngâm vào dung dịch acid chlohydric 0,2 - 0,5% trong khoảng 8 giờ mới bị phá hủy, đun sôi ở 100 độ C trong 6 giờ mới giảm được một nửa. Ở 200 độ C, phải mất 10 phút, độc tố mới bị khử hoàn toàn. Do đó, cách nấu cá nóc theo dân gian không thể làm cá mất chất độc được.
Hiện nay, ở Việt Nam, số vụ và người chết vì ngộ độc cá nóc đang ngày một tăng. Theo đó, tỷ lệ tử vong do ngộ độc cá nóc ngày càng cao, lên đến 60%. Những vụ ngộ độc cá nóc thường xuyên xảy ra ở các tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Phú Yên, thậm chí ở cả Hà Nội và một số tỉnh khác do ăn cá nóc phơi khô. Các vụ ngộ độc thường bắt nguồn từ việc tự đánh bắt chiếm 86%, mua 14%, sử dụng cá tươi 90%, cá khô 56% và nước mắm 27%.
Cách xử trí ngộ độc cá nóc (theo quyết định của Bộ Y tế ngày 21/2/2002): Khi có dấu hiệu tê môi, tê tay ở người bị ngộ độc, lập tức gây nôn và cho uống than hoạt với liều 30g/250ml nước sạch cho người lớn, 25g/100 – 200ml nước sạch cho trẻ em từ 1 – 12 tuổi, 1g/50ml nước sạch cho trẻ dưới 1 tuổi. Có thể cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi uống một lọ than hoạt dưới dạng nhũ 30ml. Sau khi tiến hành các bước trên, nên nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Uống than hoạt sớm trong vòng 1 giờ sau khi ăn cá sẽ có hiệu quả giải độc cao và khi nạn nhân đã hôn mê hoặc rối loạn ý thức, chỉ còn cách thổi ngạt vào miệng mũi.
Theo các chuyên gia y tế, để đề phòng ngộ độc cá nóc, người dân nên thực hiện một số nguyên tắc sau:
- Tốt nhất là không nên ăn cá nóc dù đã chế biến rất cẩn thận.
- Không phơi cá nóc làm cá khô, không làm chả cá nóc hay bột cá nóc để ăn và để bán.
- Khi đi biển đánh cá, mỗi gia đình nên có một túi cấp cứu gồm than hoạt (bột hoặc nhũ) và thiết bị hô hấp nhân tạo.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Nam bệnh nhân 56 tuổi (Hà Tĩnh) nhập Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.
VTV.vn - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, 10 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh có 3 trường hợp bệnh nhân sốt rét ngoại lai tại Ea Kar và M’Đrắk.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận và lấy dị vật xiên que (dài khoảng 8cm) đâm từ mũi đến hốc mắt của một bé gái 5 tuổi.
VTV.vn - Sau 6 giờ phẫu thuật, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã nối thành công "của quý" của nam thanh niên đã chính tay cắt nát trong lúc hoang tưởng ảo giác.
VTV.vn - Ngày 4/11/2024, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang (Khánh Hòa) đã đưa vào sử dụng hệ thống Hệ thống CTScan GE Revolution Apex 1975.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy, hơn một nửa dân số thế giới không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe bao gồm: canxi, sắt, vitamin C và E.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn gửi các bệnh viện trên địa bàn thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
VTV.vn - Bác sĩ Katy Bowman, tác giả cuốn My Perfect Movement Plan, cho rằng ngồi từ 8-10 tiếng mỗi ngày sẽ khiến bạn già đi nhanh hơn.
VTV.vn - Người bệnh B.T.V. (nữ, 46 tuổi, xã Quảng Yên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng đau nhiều vùng bụng dưới, ấn đau tức.
VTV.vn - Đây là cơ sở khiến 80 học sinh, sinh viên tại Trường Cao đẳng Lào Cai bị ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Trong tuần qua (25-31/10), toàn thành phố ghi nhận 612 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 110 trường hợp so với tuần trước.
VTV.vn - Mang thai ngoài ý muốn ở độ tuổi vị thành niên để lại rất nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý và kinh tế.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân 53 tuổi bị sốc phản vệ nghiêm trọng ngay tại nhà sau khi sử dụng Thiamazol.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có cảnh báo về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS có chứa chất cấm Sibutramine, Phenolphtalein.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa lấy ra búi giun đũa với hơn 100 con lớn, nhỏ trong ruột của nam bệnh nhi 2,5 tuổi, kịp thời cứu người bệnh khỏi cơn nguy kịch.