
Lúc sinh thời, Bác Hồ vẫn thường căn dặn bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, người nhận nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho Bác, câu thành ngữ cổ “thông bất thống, thống bất thông”. Thống có nghĩa là đau, thông có nghĩa là thông suốt, liền mạch. Một cách nôm na, khi cơ thể đau ốm - đó là do bên trong chưa thông, nếu làm cho nó thông, sẽ không còn bệnh tật nữa. Một khi kinh mạch lưu thông, khí huyết không bị ứ trệ… cơ thể luôn khỏe mạnh, đau ốm sẽ không còn.
‘ Đông y quan niệm: "Thông bất thống, thống bất thông"
Y học cổ truyền (YHCT) quan niệm, khí huyết trong con người phải được lưu thông thì “âm dương mới cân bằng”, chức năng các tạng phủ mới bình thường và cơ thể mới khỏe mạnh. Nếu sự lưu thông khí huyết bị cản trở sẽ dẫn đến ứ tắc, gây đau yếu bởi "bất thông tất thống". Do đó, nguyên lí trị bệnh của YHCT là làm cho khí huyết được lưu thông, "thông bất thống" sẽ hết đau. Tuy vậy, muốn huyết mạch thông suốt còn phụ thuộc vào khí, vì "khí là soái của huyết”, "khí có hành" thì "huyết mới hành", "khí tắc thì huyết sẽ bị trệ".
Khí trong cơ thể được di chuyển theo hệ thống kinh lạc, là một hệ thống liên hệ chặt chẽ giữa các vùng của cơ thể thành một khối thống nhất. Kinh lạc là đường vận hành khí huyết liên thông giữa các tạng phủ ở bên trong và các phần cơ thể bên ngoài, cũng là đường xâm nhập của ngoại tà vào các tạng phủ. Khi ngoại tà xâm nhập làm rối loạn sự vận hành bình thường của khí trong cơ thể, dẫn đến sự tắc nghẽn và gây ra tình trạng bệnh lí. Khi đó cần phải có những nhân tố tác động nhằm khai thông chỗ tắc nghẽn, trả lại sự lưu thông cho khí huyết. Để giúp phòng chống và “khơi thông” những chỗ tắc ấy, có thể ứng dụng nhiều cách như: luyện yoga, hành thiền, tập thể dục, châm cứu, bấm huyệt, hoặc sử dụng một số bài thuốc dân gian từ các loài cỏ, cây, hoa, lá… được lưu truyền từ cha ông…
Thông thường, trong thời gian đầu khi đi bộ, tập luyện yoga, tập thiền hay chơi một môn thể thao nào đó…, người tập thường bị đau hoặc rất đau. Nguyên nhân một phần do sự chưa kịp thích ứng của các cơ, phần khác do hệ thống kinh lạc trong cơ thể còn có những nơi bị bế tắc, chưa thông, nên khi bị tác động bởi những yếu tố như vận động, nhịp thở… sẽ dẫn đến đau mỏi hơn. Tuy nhiên, nếu tiếp tục duy trì tập luyện sẽ giúp cơ thể khơi thông những điểm bế tắc, đào thải độc tố đã ứ trệ lâu ngày, giúp người tập dần hết đau và lấy lại sức khỏe.
Nguyên lí này cũng tương tự khi sử dụng cây cỏ thuốc Nam để trị bệnh. Triệu chứng bệnh sẽ gia tăng trong thời gian đầu, sau đó mới giảm dần và hết hẳn. Đó là do các loại thảo dược khi được đưa vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng lên hệ thống kinh lạc đang bị bế tắc, khiến cho bệnh nhân tăng đau, tăng triệu chứng; sau đó, khí huyết dần được lưu thông, cân bằng âm dương được lập lại, người bệnh sẽ hết đau và bệnh tật sẽ bị đẩy lùi. Vì thế, khi sử dụng thuốc Nam, người bệnh cần kiên trì, càng đau chứng tỏ sự tắc nghẽn càng lớn, và thuốc đang phát huy tác dụng - đúng như câu dạy của cổ nhân “thuốc đắng giã tật”.
Để có thêm kiến thức ứng dụng những bài thuốc Nam, vừa đơn giản lại hiệu quả, dễ kiếm, dễ sử dụng, quý độc giả có thể truy cập vào webste: www.baithuoc.vn và http://www.facebook.com/baithuoc.
SỰ KHÁC BIỆT CỦA ĐÔNG Y TUỆ ĐỨC LÀ GÌ ?
Theo quan điểm của YHCT, khí huyết lưu thông thì không bệnh, khi bị bệnh thì khí huyết không lưu thông. Thấu hiểu sự phức tạp của cơ chế bệnh sinh, các sản phẩm từ cây cỏ thuốc Nam của Công ty Cổ phần Đông Y Tuệ Đức có tác dụng rất gần với nguyên lí “Thông thì bất thống, thống bới bất thông”.
Có thể thấy rõ ở sản phẩm Tuệ Đức Trường đối với bệnh viêm đại tràng, thời gian đầu sử dụng bệnh nhân thường thấy sôi bụng, tăng đau dọc khung đại tràng, tăng đi ngoài, điều đó chứng tỏ các thành phần trong cây cỏ đã phát huy tác dụng, đào thải ổ bệnh (độc tố) đã hình thành và tích tụ lâu ngày ra khỏi Đại tràng (đây cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh đại tràng lâu khỏi và dễ tái nhiễm, tái phát). Thời gian tăng triệu chứng có thể dài ngắn khác nhau tùy theo mức độ bệnh và tùy theo cơ địa của mỗi người. Sau đó, khi triệu chứng tự giảm dần, công năng của Đại tràng được hồi phục, bệnh nhân có thể trở lại ăn uống bình thường như trước khi bị bệnh. Tuệ Đức Trường có tác dụng rõ rệt đối với tất cả những người viêm đại tràng mạn tính, đại tràng táo bón và đại tràng kích thích…
Đối với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày sử dụng sản phẩm Tuệ Đức Hoàn Nguyên Vị cũng ghi nhận được những phản hồi tương tự. Người dùng có thể sẽ thấy sôi bụng, cảm giác đau hoặc tăng đau trong những ngày đầu sử dụng, sau đó giảm dần và đặc biệt những triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản như ợ hơi, ợ chua, tức ngực, khó nuốt… cũng không còn nữa, người dùng sẽ có cảm giác dễ chịu, ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc. Có được những kết quả đó là do Tuệ Đức Hoàn Nguyên Vị kết hợp các thành phần hoàn toàn từ nguồn dược liệu Việt Nam, có công dụng “ôn trung ích khí, giáng nghịch chống nấc, thông kinh lạc, chỉ thống, chỉ huyết, kiện tỳ vị”.
Với tiêu chí liều dùng một ngày bằng một thang thuốc, người bệnh sẽ cảm nhận ngay tác dụng của sản phẩm chỉ từ 3 đến 7 ngày sử dụng. Đặc biệt, sản phẩm Tuệ Đức Hoàn Nguyên Cốt còn có thể gây đau dội cho bệnh nhân thấp khớp, sưng đau các khớp, đau thần kinh tọa… trong khá nhiều các trường hợp, theo đúng cơ chế tăng áp lực để đẩy thông chỗ bế, tuy nhiên khi bệnh nhân vượt qua được ngưỡng đau thì bệnh tình thuyên giảm và thấy thoải mái dễ chịu.
VTV.vn - Hạ kali máu là rối loạn điện giải thường gặp trong lâm sàng. Đối với bệnh nhân tim mạch, hạ kali máu làm tăng tỉ lệ tử vong.
VTV.vn - Các nhà khoa học châu Á đã xác định được một loại virus mới có thể gây sốt nghiêm trọng và có khả năng truyền sang người từ động vật ở miền Đông Trung Quốc.
VTV.vn - Một số thành phố từ miền Đông sang Tây Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã ban hành các hạn chế mới và áp đặt lệnh phong tỏa trong ngày 11/8.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 65 tuổi, trú tại Bình Dương, Đông Triều, Quảng Ninh có tiền sử bệnh gout nhiều năm nay và thường xuyên tự mua, uống thuốc giảm đau.
VTV.vn - Theo Bộ Y tế, trong ngày 11/8, có 524.677 liều vaccine COVID-19 được tiêm tại 39 địa phương, nâng tổng số liều vaccine được tiêm lên 250.409.815.
VTV.vn - Sáng 11/8, trong tổng số gần 9.000 đơn vị máu đang dự trữ trong kho máu của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, máu nhóm O chỉ có 3.200 đơn vị (chiếm 36%).
VTV.vn - Theo Bản tin Bộ Y tế về tình hình chống dịch COVID-19, ngày 11/8, ghi nhận 2.367 ca mắc COVID-19 mới; có 6.418 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
VTV.vn - Tính đến tuần 32, TP. Hồ Chí Minh ghi nhận 39.449 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, 17 trường hợp tử vong
VTV.vn - Ngày 11/8, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận trường hợp thứ 4 tử vong vì sốt xuất huyết.
VTV.vn - Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận cấp cứu một trường hợp bệnh nhi bị đa chấn thương phần mềm do đồ chơi bằng pin bất ngờ phát nổ.
VTV.vn - Quá trình kiểm soát đường thở của người bệnh, các bác sĩ phát hiện rất nhiều mì tôm trong miệng...
VTV.vn - Nhật Bản hôm qua ghi nhận hơn 250 nghìn ca mắc mới COVID-19, vượt qua mức 249 nghìn ca/ngày được ghi nhận hôm 3/8 vừa qua.
VTV.vn - Ấn Độ đã chứng kiến số ca mắc COVID-19 tăng vọt thời gian gần đây. Số liệu mới nhất cho thấy, trong vòng 24h đã có tới hơn 16 nghìn ca mắc mới được báo cáo.
VTV.vn - Ngày 11/8, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 tại nước này.
VTV.vn - Nước mưa ở khắp mọi nơi trên Trái đất đều không an toàn để dùng làm nước uống do có chứa chất hóa học độc hại khó phân hủy PFAS ở mức vượt ngưỡng khuyến cáo an toàn.