![](https://cdn-images.vtv.vn/zoom/320_200/66349b6076cb4dee98746cf1/2025/02/16/dich-cum-bung-phat-o-my-17390003804602114134370-20174785765331957305508-74501103107846500593377.webp)
Thuốc giả Zinnar 500mg Film Tablet
Thưa Ông, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản thông tin về thuốc giả có tên là Zinnat 500mg Film Tablet, vậy xin ông cho biết số liệu thống kê số lượng thuốc giả được phát hiện?
Thuốc giả mang tên Zinnat 500 mg Film Tablet, được Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội lấy mẫu thuốc tại Nhà thuốc An Huy số 8, địa chỉ 53 Phan Bội Châu, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. số lượng lấy: 06 vỉ (60 viên) chia làm 02 mẫu. Ngay sau khi có kết quả kiểm nghiệm, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra nhà thuốc An Huy. Tại thời điểm kiểm tra cơ sở không còn tồn Thuốc giả mang tên Zinnat 500 mg Film Tablet nêu trên.
Sau đó, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã đề nghị Công an Hà Nội hỗ trợ xác minh nguồn cung cấp thuốc giả Zinnat 500mg, có tại nhà thuốc An Huy. Hiện nay, vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.
Xin Ông cho biết, thuốc giả mang tên Zinnar 500mg Film Tablet có độc hại tới sức khỏe của con người khi sử dụng hay không?
Thuốc Zinnat có hoạt chất là Cefuroxime acetyl, là kháng sinh cephalosporin bán tổng hợp thế hệ 2. Thuốc được chỉ định điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn thể nhẹ đến vừa do vi khuẩn nhạy cảm bao gồm: nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm xoang tái phát, viêm amidan, viêm họng, đợt cấp của viêm phế quản mạn, viêm phế quản cấp có bội nhiễm và viêm phổi mắc phải tại cộng đồng; điều trị bệnh Lyme thời kỳ đầu; bệnh lậu không biến chứng.
Theo Phiếu kiểm nghiệm thuốc mang tên Zinnat 500mg Film Tablet, của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, thuốc không có phản ứng định tính của Cefuroxime acetyl.
Như vậy, việc sử dụng thuốc Zinnat không có cefuroxime acetyl nêu trên sẽ dẫn đến kết quả là thuốc không có tác dụng điều trị các bệnh như chỉ định của thuốc, đồng thời nguy hại hơn là việc sử dụng sản phẩm nêu trên làm cho bệnh nhân mất cơ hội điều trị bệnh, chưa kể có thể còn có các chất có hại trong sản phẩm không được kiểm soát cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Theo quy định của pháp luật, khi có kết luận chính xác về việc sản xuất và kinh doanh thuốc giả thì các đối tượng sẽ bị xử lý như thế nào?
- Trường hợp tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì được quy định, hướng dẫn tại Điều 194 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;
g) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
h) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
i) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
k) Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
l) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%;
m) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn 200.000.000 đồng trở lên;
b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
c) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng;
d) Làm chết người;
đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
e) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên;
b) Làm chết 02 người trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 15.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật hình sự 2015 thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
- Trường hợp tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt theo Điều 11, 12, 13, 14 của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tùy theo trị giá của lô hàng giả, hành vi sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 120 triệu đồng; hành vi buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật tiêu hủy hàng giả; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động đến 24 tháng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Tuổi ngũ tuần là thời điểm hoàn hảo để quan tâm nhiều hơn đến việc giữ cho não bộ minh mẫn và tăng khả năng chống lại các bệnh như Alzheimer.
VTV.vn - Bệnh nhi 10 tuổi, ở Nghệ An, được gia đình đưa đi khám vì có khối to vùng cổ, hay vã mồ hôi, run tay kèm theo kém tập trung.
VTV.vn - Khương Thảo Đan Gold vinh dự nhận giải thưởng "Sản phẩm xương khớp hiệu quả số 1 Việt Nam", một minh chứng cho chất lượng vượt trội và sự tin tưởng của người tiêu dùng.
VTV.vn - Chuyển giao từ đề tài nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên cứu Sâm và Dược liệu Việt Nam, Hồng sâm Lai Châu hữu cơ của Dược phẩm Thái Minh - hồng sâm đầu tiên từ sâm Việt N
VTV.vn - Một người đàn ông bị co giật, sùi bọt mép nằm bất tỉnh ven đường vừa được lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đồng Nai đưa vào bệnh viện cấp cứu kịp thời.
VTV.vn - Người đàn ông 45 tuổi (Lạng Sơn), bị con đỉa rừng (vắt) chui vào mũi gây khó thở, chảy máu vừa được bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) gắp ra.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 61 tuổi được người nhà phát hiện rối loạn ý thức, gọi hỏi không đáp ứng nên được đưa vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cấp cứu.
VTV.vn - Bệnh viện Nhân Dân 115 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận điều trị cho 2 trường hợp người bệnh bị nhiễm giun lươn nặng.
VTV.vn - Theo số liệu của Phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Nhi Đồng 2, từ đầu tháng 1/2025 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị 7 trường hợp bệnh nhi bị đuối nước.
VTV.vn - Số trường hợp mắc cúm ngày càng gia tăng, ngày 8/2, Bộ Y tế chỉ đạo về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, khuyến khích người dân tiêm vắc xin phòng cúm.
VTV.vn - Lấy lại thị lực rõ ràng không khó, nhưng để đạt hiệu quả tối ưu, bạn cần biết 5 điều then chốt trước khi phẫu thuật lão thị.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai vừa phẫu thuật cấp cứu bé gái 2 tuổi bị thủng ruột, thủng dạ dày do nuốt 27 cục nam châm.
VTV.vn - Bệnh nhi S.V.P., sinh năm 2018, tại thôn Lủng Phặc, xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm có kết quả xét nghiệm từ Bệnh viện Nhi Trung ương dương tính với bệnh viêm não do mô cầu.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận và cấp cứu người bệnh nam, 31 tuổi, bị đột quỵ do nhồi máu não.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa điều trị thành công, cứu sống một bé trai 7 tháng tuổi bị suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) do biến chứng cúm A.