Ảnh hưởng của hút thuốc lá đối với cơ thể
Khói thuốc lá vô cùng có hại cho sức khỏe. Không có cách nào để hút thuốc mà vẫn "an toàn". Thay thế thuốc lá bằng xì gà, tẩu, hoặc ống điếu cũng không giúp tránh được những nguy cơ sức khỏe liên quan với thuốc lá.
Thuốc lá chứa khoảng 600 thành phần. Khi cháy, chúng tạo ra hơn 7.000 hóa chất, theo Hội Ung thư Mỹ. Nhiều chất trong số này rất độc và ít nhất 69 chất trong số đó có thể gây ung thư. Nhiều thành phần này cũng được tìm thấy trong xì gà và thuốc lá hút bằng tẩu và ống điếu. Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, xì gà lượng chất gây ung thư, chất độc, và hắc ín cao hơn thuốc lá.
Khi sử dụng ống điếu, người hút dễ hít khói nhiều hơn thuốc lá điếu. Khói thuốc hứt bằng ống điếu có nhiều hợp chất độc hại và khiến bạn tiếp xúc với nhiều carbon monoxid hơn thuốc lá điếu. Ống điếu cũng tạo ra nhiều khói thuốc lá thứ cấp hơn.
Tại Mỹ, tỷ lệ tử vong của người hút thuốc cao ba lần so với những người không bao giờ hút thuốc. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu có thể phòng tránh được.
Một trong những thành phần của thuốc lá là một loại ma túy làm thay đổi tâm trạng có tên là nicotin. Nicotin đến não chỉ trong vài giây. Đây là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương, vì vậy nó làm cho bạn cảm thấy sung sức hơn trong một thời gian ngắn. Khi tác dụng này lắng xuống, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và thèm thuốc hơn. Nicotin tạo thành thói quen.
Hút thuốc làm tăng nguy cơ thoái hóa hoàng điểm, đục thủy tinh thể, và thị lực kém . Nó cũng làm yếu vị giác và khứu giác, vì vậy thức ăn trở nên kém ngon.
Cơ thể chúng ta có một hormon stress là corticosterone, làm giảm tác động của nicotin. Nếu bạn bị stress nhiều, bạn sẽ cần nhiều nicotin hơn để đạt được hiệu quả tương tự.
Bỏ thuốc lá về mặt thể chất có thể làm suy giảm chức năng nhận thức và khiến bạn cảm thấy lo lắng, kích động và chán nản. Việc cai thuốc lá cũng có thể gây đau đầu và khó ngủ.
Khi hút thuốc, bạn đưa vào cơ thể những chất có thể phá hủy phổi. Dần dần, phổi mất khả năng lọc hóa chất độc hại. Ho không thể tống hết các chất độc ra ngoài, do đó, chất độc tích tụ trong phổi. Những người hút thuốc có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường hô hấp, cảm lạnh và cúm.
Trong một tình trạng gọi là bệnh khí phế thũng, các phế nang trong phổi bị phá hủy. Trong viêm phế quản mạn tính, niêm mạc của các phế quản bị viêm. Qua thời gian, những người hút thuốc tăng nguy cơ mắc các dạng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Người hút thuốc lá dài ngày cũng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phổi.
Việc cai thuốc lá có thể gây sung huyết tạm thời và gây đau đường hô hấp vì phổi bắt đầu quá trình làm sạch.
Trẻ em có cha mẹ hút thuốc dễ bị ho, thở khò khè và hen hơn so với trẻ mà cha mẹ không hút thuốc. Những trẻ này cũng dễ bị viêm tai hơn. Con của người nghiện thuốc lá có tỷ lệ viêm phổi và viêm phế quản cao hơn.
Hệ tim mạch
Hút thuốc gây tổn thương toàn bộ hệ tim mạch. Khi nicotin vào cơ thể, nó khiến đường máu tăng lên. Sau một thời gian ngắn, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và thèm hút thuốc hơn. Nicotin khiến các mạch máu co thắt, hạn chế dòng chảy của máu (bệnh động mạch ngoại vi). Hút thuốc làm giảm nồng độ cholesterol tốt và làm tăng huyết áp, có thể dẫn đến giãn các động mạch và tích tụ của cholesterol xấu (xơ vữa động mạch). Hút thuốc làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
Huyết khối và mạch máu bị yếu trong não làm tăng nguy cơ đột quỵ ở ngời hút thuốc lá. Những người hút thuốc lá đã phẫu thuật bắc cầu mạch vành bị tăng nguy cơ bệnh tim mạch vành tái phát. Về lâu dài, những người hút thuốc có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư máu (bệnh bạch cầu).
Những người không hút thuốc cũng có nguy cơ. Hít khói thuốc lá thụ động sẽ ảnh hưởng ngay lập tức lên hệ tim mạch. Tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và bệnh mạch vành.
Da, tóc và móng
Một số dấu hiệu rõ ràng hơn của hút thuốc lá liên quan đến da. Các chất trong khói thuốc lá thực sự làm thay đổi cấu trúc của da. Hút thuốc lá khiến da bị xạm, nhăn và lão hóa sớm. Móng tay và da trên ngón tay bị vàng do cầm thuốc lá. Những người hút thuốc thường bị ố vàng hoặc nâu trên răng. Tóc giữ mùi thuốc lá rất lâu sau khi hút thuốc. Nó thậm chí còn ám vào người không hút.
Hệ tiêu hóa
Những người hút thuốc có nguy cơ cao bị các vấn đề răng miệng. Sử dụng thuốc lá có thể gây viêm nướu (viêm lợi) hoặc nhiễm trùng (viêm nha chu). Những vấn đề này có thể dẫn đến sâu răng, mất răng, và hơi thở hôi .
Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ ung thư miệng, họng , thanh quản và thực quản. Những người hút thuốc có tỷ lệ ung thư thận và ung thư tuyến tụy cao hơn. Ngay cả những người hút xì gà không hít khói cũng tăng nguy cơ ung thư miệng.
Hút thuốc cũng tác động lên insulin, khiến bạn dễ bị kháng insulin. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2. Khi bị bệnh tiểu đường, người hút thuốc lá cũng dễ bị các biến chứng với tốc độ nhanh hơn so với người không hút thuốc.
Hút thuốc ây ức chế sự thèm ăn, do đó người nghiện thuốc lá có thể không nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Việc cai thuốc lá có thể gây buồn nôn.
Tình dục và hệ sinh sản
Lưu lượng máu bị hạn chế có thể ảnh hưởng đến khả năng cương dương của nam giới. Nếu nghiện thuốc lá, cả nam và nữ đều khó đạt khoái cảm và có nguy cơ cao bị vô sinh. Phụ nữ hút thuốc có thể bị mãn kinh ở độ tuổi sớm hơn so với phụ nữ không hút thuốc. Hút thuốc làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Mẹ nghiện thuốc lá bị nhiều biến chứng thai nghén hơn, bao gồm sảy thai, các vấn đề với rau thai và đẻ non.
Người mẹ mang thai bị phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động cũng dễ sinh con có trọng lượng sơ sinh thấp. Trẻ sinh ra từ người mẹ hút thuốc lá khi mang thai tăng nguy cơ nhẹ cân khi sinh, dị tật bẩm sinh , và hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ (SIDS) . Trẻ sơ sinh hít khói thuốc thụ động bị nhiều đợt viêm tai và hen hơn.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.