Tổn thương hốc mắt: Triệu chứng, điều trị và phục hồi

Nguyễn Mai, icon
12:12 ngày 12/06/2018

VTV.vn - Hốc mắt là cấu trúc xương bao quanh và bảo vệ mắt. Ngoài bảo vệ mắt, nó còn bao trọn tất cả các cơ, dây thần kinh và các mô liên kết kết nối và di chuyển mắt.

Triệu chứng chính của vỡ ổ mắt là đau quanh mắt.

Một số bộ phận của hốc mắt rất cứng, dày và khó gãy, trong khi các khu vực khác dễ vỡ và tổn thương hơn.

Trong bài viết này, chúng tôi xem xét các triệu chứng của một hốc mắt bị hỏng, cũng như các loại gãy xương khác nhau có thể xảy ra.

Tụ máu quanh mắt là gì?

Hốc mắt có một cấu trúc vững chắc, bao gồm bảy xương khác nhau.

Nếu như có bất kỳ một xương nào bị gãy thì sẽ tạo ra thương tích khác nhau:

Gãy xương ổ mắt hay còn gọi là vết nứt vành quỹ đạo. Những vết nứt này xảy ra ở các cạnh bên ngoài của hốc mắt. Vành quỹ đạo rất dày, do đó chỉ có lực mạnh đập vào, chẳng hạn như chấn thương do tai nạn xe hơi, mới có thể làm vỡ nó. Lực tác động này có thể làm tổn thương các cơ và các mô liên kết trong mắt.

Gãy xương quỹ đạo trực tiếp thường xảy ra do chấn thương nghiêm trọng.

Gãy xương quỹ đạo gián tiếp còn được gọi là gãy xương đòn, gãy xương quỹ đạo gián tiếp thường xảy ra khi một vật thể, chẳng hạn như tay lái, nắm tay, bóng chày, hoặc khuỷu tay va chạm vào mặt người. Tổn thương này có thể gây ra một lỗ nhỏ trên sàn ổ mắt, khiến mắt không thể di chuyển bình thường. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến triệu chứng thị giác kép.

Nứt gãy xương thường chỉ xảy ra ở trẻ em vì xương của chúng mềm hơn. Nhìn trên thực tế, xương bị uốn cong ra ngoài, sau đó trở về vị trí bình thường của chúng. Mặc dù về mặt kỹ thuật không phải là gãy xương cơ học nhưng có thể dẫn tới tổn thương nghiêm trọng và đôi khi vĩnh viễn.

Triệu chứng

Triệu chứng chính của vỡ ổ mắt là đau quanh mắt. Tùy thuộc vào loại gãy xương và mức độ nghiêm trọng của nó, có thể xuất hiện một vài triệu chứng khác như mí mắt sưng, bầm tím quanh mắt, tụ máu trong lòng trắng mắt, tê ở má, trán hoặc vùng môi trên, tầm nhìn nhân đôi, mờ mắt hoặc khó nhìn thấy, không thể di chuyển mắt, sụp mí hoặc sưng mí, nhạy cảm với ánh sáng, khó mở miệng, xuất hiện bọng mắt, buồn nôn và ói mửa.

Chẩn đoán

Để giúp xác nhận chẩn đoán, các bác sĩ sử dụng các thông số hình ảnh như chụp X quang và chụp cắt lớp CT. Bệnh nhân ngoài việc khám thị lực, cũng cần kiểm tra điện não đồ để phát hiện bất kỳ tổn thương thần kinh nào nếu có.

Điều trị và phục hồi

Nhiều trường hợp chữa khỏi bệnh mà không cần phẫu thuật. Ở những ca bệnh nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ kê đơn kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng và thuốc xịt mũi để ngăn hắt hơi.

Những lưu ý khi điều trị tổn thương hốc mắt

Người bệnh nên ngủ với cao đầu, cẩn thận không căng thẳng khi nâng, đẩy vật nặng hoặc đi qua cầu.

Trong trường hợp dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC), chẳng hạn như ibuprofen (Advil) hoặc acetaminophen (Tylenol) cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Chườm đá vào chỗ bị sưng. Các bác sĩ cũng khuyên mọi người nên tránh hắt hơi hoặc hỉ mũi khi hốc mắt đang bị tổn thương. Những hành động này có thể gây áp lực không cần thiết lên vết nứt và có thể lan truyền dịch từ xoang đến ổ mắt bị thương.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục