Cao khỉ = hết biếng ăn, thể trạng tốt?
Dù đã lên 3 tuổi nhưng bé Nam Anh nhà chị Nguyễn Thị Hằng (Đống Đa, Hà Nội) vẫn còi, nhẹ cân. So với bạn bè cùng trang lứa, chiều cao của bé thấp hơn cả một cái đầu. "Cháu nó chẳng chịu ăn uống gì cả nên mới gầy bé như vậy, chứ vợ chồng tôi đều cao ráo cả. Mà có phải bố mẹ không chịu chăm đâu, cũng thuốc men đủ cả nhưng chẳng ăn thua. Uống thuốc thì chỉ có tác dụng lúc đấy thôi, hết thuốc là biếng ăn trở lại", chị Hằng cho biết.
Trong một lần tình cờ, "lang thang" trên các diễn đàn mạng, chị vô tình đọc được chia sẻ của một mẹ cũng có con chậm lớn như Nam Anh. Theo chị này, trước đây, con chị cũng thuộc dạng biếng ăn, thế nhưng, từ ngày cho dùng cao khỉ thì mọi sự đã khác. Bé đó ăn ngon miệng hơn, bữa cơm đỡ phải hò hét mà quan trọng hơn là nhờ đó mà khỏe mạnh, cao lớn.
Tham khảo thêm ý kiến của mẹ đẻ, chị Hằng được biết, ở quê chị hiện nay cũng có nhiều người cho con ăn cao khỉ để kích thích ăn uống, tăng cường thể lực. Vậy là, chị Hằng cũng nhờ đặt cho 1 lạng cao khỉ cho bé ăn. Cũng đã gần một tháng rồi nhưng về cơ bản là vẫn chưa thấy chuyển biến tích cực nào. "Nghe mẹ tôi nói, cao khỉ là thuốc Đông y nên tác dụng của nó phải từ từ chứ không hiệu quả ngay lập tức như Tây y được nên cả gia đình vẫn đang cố gắng kiên trì", chị Hằng cho biết.
Thực tế, trên nhiều diễn đàn, bên cạnh những bài thuốc Tây y, các mẹ còn truyền tai nhau cách bồi bổ thể trạng cho trẻ bằng Đông y, trong đó có cao khỉ. Theo đó, chỉ cần lấy một chút cao khỉ, khoảng bằng đầu đũa, đem hấp với mật ong ăn mỗi ngày 2 lần, sau một thời gian trẻ sẽ hết biếng ăn, thể trạng sẽ được cải thiện, hồng hào, béo tốt hơn. Nếu không muốn hấp với mật ong, có thể cho trẻ ngậm trực tiếp trong miệng cho đến khi tan.
Lợi bất, cập hại
Đó là nhận định của lương y Bùi Hồng Minh, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình khi nhắc đến tác dụng của cao khỉ với trẻ nhỏ. Theo lương y Bùi Hồng Minh, cao khỉ có 2 loại: một là cao toàn tính (nấu bằng toàn bộ con khỉ, trừ lục phủ, ngũ tạng) và hai là cao xương khỉ (chỉ nấu bằng xương). Về cơ bản, hai loại cao này có tác dụng tương đối giống nhau.
Cao khỉ có vị hơi chua, tính bình, từ xa xưa đã được sử dụng để bồi bổ sức khỏe cho những người phụ nữ kém ăn, kém ngủ, thiếu máu, xanh xao. Tuy nhiên, đây chỉ là những tác dụng ghi nhận ở nữ giới và hiện giờ không có tài liệu nào nói rằng nó có tác dụng đối với trẻ nhỏ.
Bàn về các loại cao nói chung và cao khỉ nói riêng, lương y Bùi Hồng Minh nhấn mạnh: đối với những thể trạng đang trong quá trình phát triển như trẻ nhỏ, tốt nhất là không nên dùng cao, bởi lẽ, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, nhiều trường hợp không thể tiêu hóa hết những chất dinh dưỡng có trong đó. Mà nếu không tiêu hóa hết, nó sẽ sinh táo bón, nóng trong, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Đặc biệt, nếu sử dụng cao thường xuyên, một số cơ quan chức năng của trẻ sẽ "lười" sản xuất ra các kháng thể bảo vệ cơ thể (do các kháng thể này đã được cao cung cấp), không tốt cho sự phát triển. Hơn nữa, dù là vị thuốc được đánh giá là khá lành tính, thế nhưng, cao khỉ vẫn có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, ngay cả trên thể trạng của người đã trưởng thành.
Ngoài các lý do trên, lương y Bùi Hồng Minh cũng nhấn mạnh hiện nay, tình trạng sản xuất cao ở nước ta khá bát nháo do không có sự quản lý của các cơ quan chức năng. Hầu hết, các cơ sở bán cao đều nói cao của mình 100% nguyên chất, thế nhưng, thực sự thì có rất nhiều cao bị làm giả, bị trộn các hợp chất khác vào để gia tăng lợi nhuận. Nếu không may mua nhầm loại cao này cho trẻ, nguy hại còn tăng gấp nhiều lần.
Cũng chính vì những lý do trên, lương y Bùi Hồng Minh cho rằng các mẹ cần cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi quyết định bồi bổ cơ thể cho trẻ bằng cao khỉ, nhất là khi giá của một lạng cao khỉ khá cao, từ vài trăm đến cả triệu đồng/lạng. Trong khi đó, với số tiền này, chúng ta hoàn toàn có thể tẩm bổ cho trẻ bằng các thực phẩm giàu dinh dưỡng lành tính khác.
VTV.vn - Tiết lộ bí mật đằng sau Neo Kids – Thương hiệu toàn cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em, chinh phục người tiêu dùng bởi chất lượng vượt trội, sự uy tín và tình yêu trọn vẹn.
VTV.vn - Tính đến tuần 46, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 12.013 ca mắc sốt xuất huyết và là tỉnh, thành phố có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất khu vực phía Nam (chiếm 25%).
VTV.vn - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng dương tính với bệnh bạch hầu.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.