Để tăng tính chủ động cho TP Hồ Chí Minh trong công tác cung ứng thuốc cho hệ thống khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn, giải quyết vấn đề khó khăn trong việc nhập khẩu các thuốc hiếm, thuốc dùng trong trường hợp khẩn cấp, ngày 10/7/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/2024/NĐ-CP về việc thí điểm phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực cho chính quyền TP Hồ Chí Minh. Theo đó, đối với lĩnh vực dược, thành phố có thẩm quyền quyết định cấp phép nhập khẩu thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt, phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi quản lý của thành phố.
Theo phân cấp này, thành phố được cấp phép nhập khẩu đối với các thuốc chưa có giấy phép lưu hành tại Việt Nam, chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị và thuộc một trong các trường hợp: Thuốc sử dụng cho mục đích cấp cứu, chống độc; chống thải ghép; Thuốc thuộc Danh mục thuốc hiếm; Thuốc có trong hướng dẫn phòng và xử trí sốc phản vệ; Thuốc được sử dụng cho người bệnh cụ thể đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để chẩn đoán, dự phòng hoặc điều trị đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A, bệnh ung thư, HIV/AIDS, bệnh lao, bệnh sốt rét và các bệnh hiểm nghèo khác.
Trước đây, việc cấp phép nhập khẩu thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt thuộc 4 nhóm nêu trên thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế. Các công ty dược có chức năng nhập khẩu sẽ thực hiện nhập khẩu thuốc. Thường thì các công ty dược sẽ lấy nhu cầu tổng hợp từ nhiều địa phương nên cần nhiều thời gian, thực tế thời gian chờ nhập khẩu thường phải mất vài tháng. Được biết, trong 4 nhóm nêu trên, hầu hết các bệnh viện cho biết thực tiễn thiếu thuốc thường rơi vào nhóm 1 và nhóm 2.
Việc phân cấp cho thành phố có thẩm quyền quyết định cấp phép nhập khẩu thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt, phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi quản lý của thành phố sẽ tạo nhiều thuận lợi cho các bệnh viện. Cụ thể là: Sở Y tế sẽ hỗ trợ sớm các thông tin cần thiết liên quan đến thuốc mà bệnh viện đang cần, xác định thông tin về nguồn cần cung ứng (nếu thuốc đang có ở một đơn vị khác thì sẽ kịp thời điều phối, nếu không sẵn có thì hướng dẫn bệnh viện phối hợp cùng công ty dược thực hiện thủ tục cấp phép nhập khẩu thuốc); Sở Y tế hướng dẫn các bệnh viện sớm tiếp xúc các công ty dược có chức năng nhập khẩu loại thuốc mà bệnh viện đang cần, khẩn trương phối hợp với các công ty vào hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính công thành phố để được cấp phép nhập khẩu thuốc theo quy định (trong vòng 15 ngày).
Hiện nay, Sở Y tế đang khẩn trương xây dựng quy trình cấp phép nhập khẩu thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt, phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi quản lý của thành phố. Phạm vi phân cấp là giấy phép nhập khẩu thuốc (không cấp giấy đăng ký lưu hành), giấy phép chỉ có giá trị trong 1 năm, có số lượng cụ thể.
Việc phân cấp này sẽ giúp rút ngắn thời gian tổng hợp nhu cầu thuốc của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn và thời gian chuẩn bị hồ sơ của cơ sở nhập khẩu. Ngoài ra, thành phố, sẽ chủ động theo dõi sát tình hình cung ứng thuốc và mô hình bệnh tật để hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu thuốc kịp thời; theo dõi tiến độ, thời gian giải quyết thủ tục hành chính đối với hồ sơ cấp phép nhập khẩu thuốc để nhanh chóng giải quyết nhu cầu thuốc điều trị cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thành phố.
Ngoài ra, trong thực tế, nhiều trường hợp cấp cứu không thể chờ thực hiện thủ tục nhập khẩu thuốc, thay vào đó rất cần hệ thống y tế phải sẵn sàng cơ số thuốc cấp cứu dự trữ sẵn có (như thuốc điều trị ngộ độc, thuốc cấp cứu, các huyết thanh kháng nọc rắn…). Do đó, để phát huy mạnh mẽ hơn nữa hiệu quả phân cấp quản lý nhà nước và trong khi chờ Bộ Y tế thành lập các trung tâm dự trữ thuốc quốc gia, Sở Y tế sẽ tham mưu UBND thành phố trình HĐND về triển khai thí điểm dự trữ cơ số các nhóm thuốc cấp cứu, thuốc hiếm cho nhu cầu cấp bách để có thể điều tiết sử dụng ngay khi phát sinh ca bệnh cần điều trị.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Sau khi ăn thịt ba ba một lúc, người đàn ông xuất hiện mẩn đỏ, ngứa toàn thân. Tình trạng nặng lên nhanh chóng, người đàn ông này dần rơi vào lơ mơ, khó thở.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ vừa tiếp nhận điều trị trường hợp bệnh nhi bị sốc sốt xuất huyết nặng.
VTV.vn - Thời gian sau bão Yagi, Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp người bệnh bị rắn, rết cắn.
VTV.vn - Những ngày qua do mưa lũ, hoạt động của không ít trạm y tế bị gián đoạn thậm chí bị cô lập.
VTV.vn - Bệnh nhi nam, 12 tuổi, bệnh diễn biến từ khi 2 tuổi, xuất hiện các sẩn đỏ cánh tay, đùi, không ngứa không đau, trẻ không được điều trị gì.
VTV.vn - Bệnh nhân N.V.D. (60 tuổi, trú tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) nhập viện trong tình trạng rát miệng họng, không đau ngực, không đau bụng.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa ứng dụng kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể cứu sống một trường hợp sốc nhiễm trùng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Bị bệnh gout hơn 10 năm, người bệnh N.V.T. xuất hiện rất nhiều khối u lớn nhỏ ở khớp tay, chân, làm biến dạng bàn tay, bàn chân.
VTV.vn - Đi khám khi có dấu hiệu chuyển dạ tại trạm y tế xã, nhưng do có sẹo mổ cũ, sản phụ không thể sinh thường mà phải ra bệnh viện huyện để sinh con.
VTV.vn - Bão lũ gây nguy hại cho sức khỏe con người, trong đó có sức khỏe thị giác qua một số cơ chế.
VTV.vn - Sau khi ăn món nấm xào, 5 người dân trú tại thôn 10 xã Hà Linh (Hương Khê, Hà Tĩnh) có triệu chứng bị ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Đang đi trên đường, bé trai (7 tuổi, trú tại Kiên Giang) bị tổ ong vò vẽ từ trên cây rơi xuống và đốt khoảng 70 vết.
VTV.vn - Dự kiến, ngày 14/9/2024, các túi thuốc đầu tiên sẽ bắt đầu vận chuyển đến Sở Y tế các tỉnh, thành để kịp thời hỗ trợ người dân.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ và ngập lụt.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản về việc tăng cường công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm.