Động viên người già, nhiều bệnh nền đến cơ sở thu dung tập trung
Để đôn đốc công tác chăm sóc F0 tại nhà hiệu quả nhất, ngày 3/9, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cùng Tổ công tác Bộ Y tế đã đến kiểm tra, nắm bắt tại một cơ sở y tế tuyến phường.
Tại các điểm này, ông Nguyễn Trọng Khoa lưu ý: Các lực lượng từ Trạm Y tế lưu động, trạm y cố định có vai trò rất quan trọng, nhất là khi triển khai theo dõi số lượng F0 lớn tại nhà. Chăm sóc tốt sẽ giảm tải cho tuyến trên. Các lực lượng cần phối hợp nhịp nhàng với nhau. Các F0 tuổi cao, nhiều bệnh nền nên vận động đưa vào các cơ sở thu dung tập trung hoặc bệnh viện dã chiến. Bởi vì các đối tượng này nếu có chuyển nặng thì diễn biến sẽ rất nhanh. Cùng với đó, y tế tuyến phường phải sẵn sàng oxy, máy đo SpO2, các thiết bị y tế cần thiết để xử lý khi nhận được yêu cầu hỗ trợ từ các F0.
Bình oxy luôn sẵn sàng để phục vụ cho F0 tại nhà khi có chuyển biến nặng.
Bác sĩ quân y Nguyễn Trọng Đức phụ trách Trạm Y tế lưu động phường 2 (quận 5) cho biết: Ngoài 3 y bác sĩ, trạm còn có 3 tình nguyện viên khác. Làm việc xuyên ngày đêm. Có cuộc gọi yêu cầu là nắm bắt tình hình và lên đường ngay. Hiện trạm đang quản lý, theo dõi hơn 70 F0 tại nhà. Các ca F0 đều có số điện thoại của các thành viên trạm y tế lưu động.
Cũng như Trạm Y tế lưu động phường 2, nhiều trạm khác ở quận 5 cũng bố trí đầy đủ oxy di động, các túi thuốc được phân chia sẵn. Phương tiện để đi thăm khám, chăm sóc cho F0 tại nhà cơ động và nhanh nhất được lựa chọn là xe máy. Khi nắm bắt tình hình ca bệnh có dấu hiệu chuyển biến nặng thì đưa xe cấp cứu đến để vận chuyển lên cơ sở thu dung điều trị tập trung hoặc bệnh viện dã chiến, bệnh viện tuyến trên…
Theo các bác sĩ quân y đang tham gia túc trực tại các Trạm Y tế lưu động ở quận 4, quận 5… ngay khi được thiết lập, tiếp nhận danh sách F0 đến đâu là trạm gọi ngay đến các F0 đó để hỏi chi tiết về tình trạng sức khỏe cũng như tiền sử bệnh nền để có phương pháp chăm sóc phù hợp nhất. Phát huy tinh thần người lính nên có những cuộc gọi lúc nửa đêm, các bác sĩ cũng lên đường ngay.
Phát túi thuốc cần đủ, kịp thời
Tại Trạm Y tế cố định và lưu động phường 2 (quận 5), ngày 3/9, ông Nguyễn Trọng Khoa nhấn mạnh: "Tổ y tế, nhân viên y tế từ các trạm này rất cần thiết. Hãy sàng lọc thật tốt. Khi thấy dấu hiệu F0 tại nhà ho, khó thở thì cần sẵn sàng cấp cứu ngay và có phương án chuyển lên tuyến cao hơn. Việc phối hợp chăm sóc ngay từ tuyến phường đóng vai trò rất quan trọng, nhất là trong bối ảnh hiện nay. Bên cạnh đó, các túi thuốc, túi an sinh cho F0 cần phát đủ, kịp thời". Ông Khoa cũng động viên, nếu những nhân viên, cán bộ y tế lớn tuổi, đã nghỉ hưu còn sức khỏe thì cố gắng hỗ trợ trong cuộc chiến với dịch bệnh này.
Lực lượng quân y Trạm Y tế lưu động phát túi thuốc đến F0 nhanh nhất.
Lãnh đạo Trạm Y tế phường 2 (quận 5) cho biết: Việc phối hợp giữa lực lượng lưu động và cố định được thực hiện rất tốt. Tuy nhiên, với số lượng dân khoảng 15.000 người thì lượng nhân viên này vẫn còn mỏng. Có người liên tục từ sáng đến đêm vừa tư vấn sức khỏe vừa tiếp nhận xử lý các yêu cầu hỗ trợ từ người bệnh, kể cả các bệnh thông thường.
Ông N.D, một F0 được hỗ trợ, chăm sóc kịp thời ở quận 5 chia sẻ: Các y bác sĩ hướng dẫn rất chi tiết từ cách ăn uống, cách giữ khoảng cách với người thân… Có biểu hiện khác thường, dù đêm tối vẫn được nhân viên y tế đến hỗ trợ. Các túi thuốc sử dụng thấy có nhiều chuyển biến tích cực cho sức khỏe.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy, hơn một nửa dân số thế giới không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe bao gồm: canxi, sắt, vitamin C và E.
VTV.vn - Mang thai ngoài ý muốn ở độ tuổi vị thành niên để lại rất nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý và kinh tế.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân 53 tuổi bị sốc phản vệ nghiêm trọng ngay tại nhà sau khi sử dụng Thiamazol.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có cảnh báo về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS có chứa chất cấm Sibutramine, Phenolphtalein.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa lấy ra búi giun đũa với hơn 100 con lớn, nhỏ trong ruột của nam bệnh nhi 2,5 tuổi, kịp thời cứu người bệnh khỏi cơn nguy kịch.
VTV.vn - Theo một nghiên cứu năm 2017, chuột rút chân ban đêm khá phổ biến, với khoảng 30% người trưởng thành gặp tình trạng này mỗi tháng.
VTV.vn - Theo các chuyên gia sức khỏe, sử dụng một liều lượng vừa đủ của hỗn hợp này đều đặn trong một tuần, mỡ bụng sẽ biến mất một cách kỳ diệu.
VTV.vn - Môi trường sống và làm việc thường xuyên bật máy lạnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.
VTV.vn - Theo các chuyên gia, đốt các hợp chất có chứa hương liệu sản sinh ra nhiều vật chất dạng hạt gây hại hơn so với thuốc lá.
VTV.vn - Có rất nhiều thói quen lười biếng trong cuộc sống hàng ngày có thể ảnh hưởng tới cơ thể hơn bạn tưởng tượng.
VTV.vn - Khoa Cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) vừa thực hiện cấp cứu nam bệnh nhân (43 tuổi) bị nhiễm độc thuốc diệt kiến Pyretheroid.
VTV.vn - Ngày 1/11, sau 50 ngày được tích cực điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, bé gái trong vũ lũ quét tại thôn Làng Nủ (Lào Cai) - Mông Hoàng Thảo Ngọc đã được ra viện.
VTV.vn - Những ngày cuối tháng 10 vừa qua, Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp nhận số ca đột quỵ gia tăng đột biến.
VTV.vn - Bệnh viện Nhân dân 115 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân nhiễm Leptospira nặng.
VTV.vn - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa phát hiện một phòng khám đa khoa tái diễn "vẽ bệnh, moi tiền", xem thường pháp luật và sức khoẻ người dân.