Chức năng của ruột già (đại trực tràng) là gì?
Hệ thống tiêu hóa hoặc đường tiêu hóa giúp phân hủy và hấp thụ thức ăn để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đường tiêu hóa bắt đầu từ miệng, đi qua thực quản đến dạ dày rồi đến ruột non và ruột già. Hệ thống tiêu hóa giúp đào thải các chất cặn bã từ thức ăn, đồ uống. Quá trình đào thải liên quan đến ruột già, còn được gọi là đại tràng, ruột kết, kết thúc ở trực tràng.
Ruột già dài gần 2 mét là nơi có hàng nghìn tỷ vi khuẩn sống tạo thành hệ vi sinh vật với chức năng chính là phân hủy thức ăn. Ngoài ra ruột già cũng hấp thụ chất điện giải, nước và một số chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin K và các vitamin tan trong chất béo khác.
Thức ăn sau khi đã được "vắt kiệt" chất dinh dưỡng và nước chỉ còn phần cặn bã (phân) di chuyển qua ruột già đến đoạn ruột tận cùng gọi là trực tràng - nơi có các cảm biến đặc biệt với sức căng sẽ cung cấp tín hiệu để đi ngoài khi khối lượng phân đủ lớn.
Hệ vi sinh vật trong hệ thống tiêu hóa cũng là một phần thiết yếu của hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể, ảnh hưởng đến cách cơ thể phản ứng với chế độ ăn uống và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các rối loạn từ rối loạn tiêu hóa như táo bón mãn tính đến ung thư đại trực tràng. Thức ăn và phản ứng của cơ thể với stress có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật và sức khỏe hệ tiêu hóa.
Sử dụng thuốc nhuận tràng - Nguy cơ dẫn đến táo bón mạn tính
Đại tràng bình thường sẽ tự làm sạch một cách tự nhiên. Thông thường, quy trình để tiêu hóa và bài tiết hết thức ăn sẽ mất khoảng ba ngày. Hành trình này được gọi là thời gian lưu thông ruột. Nó cho phép thức ăn được tiêu hóa triệt để với tất cả protein, carbohydrate, chất béo, nước, vitamin và khoáng chất được chiết xuất, sử dụng hoặc dự trữ.
Khi thời gian lưu thông ruột bị ảnh hưởng, có thể gây ra một số tình trạng như: tiêu chảy; táo bón; buồn nôn và ói mửa hoặc đau bụng. Một số hội chứng có thể ảnh hưởng đến tốc độ thức ăn lưu thông qua đường tiêu hóa như: Hội chứng ruột kích thích hay bệnh ruột kích thích; Liệt dạ dày (dạ dày mất quá nhiều thời gian làm rỗng khỏi thức ăn); Chứng khó tiêu, đầy bụng…
Táo bón mãn tính là tình trạng không đi vệ sinh đủ thường xuyên (khoảng ba lần hoặc ít hơn mỗi tuần). Do nước được hấp thụ trong ruột già nên phân ở trong ruột già càng lâu thì nước càng được rút ra nhiều hơn, làm phân khô hơn, khiến đi ngoài khó hơn nên phải rặn khi đi tiêu, có thể gây ra bệnh trĩ và chảy máu.
Táo bón có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: không ăn đủ chất xơ, không uống đủ nước hoặc đang sử dụng một số loại thuốc. Một số người đã sử dụng thuốc nhuận tràng trong nhiều năm để giảm cân nên ruột già hoạt động chậm lại (vì đã quen với việc phụ thuộc vào thuốc nhuận tràng) dẫn đến táo bón.
Thụt tháo được chỉ định khi nào?
Toàn bộ hệ thống ống tiêu hóa được nối thông từ miệng tới hậu môn. Làm sạch ruột già (thụt tháo) có thể qua uống thuốc nhuận tràng hoặc thuốc xổ qua đường miệng hoặc thụt rửa trực tiếp qua hậu môn vào ruột già. Thụt tháo được chỉ định trong một số trường hợp sau:
- Táo bón: trong một số trường hợp táo bón điều trị bằng các biện pháp khác không hiệu quả hoặc trong một số bệnh như phình giãn đại tràng (megacolon).
- Thụt thuốc cản quang để chụp khung đại tràng.
- Làm sạch trước khi nội soi, phẫu thuật giúp quan sát lòng ruột tốt hơn, thực hiện phẫu thuật trong điều kiện sạch và thuận lợi hơn.
Hiện nay, một số người quảng cáo thụt tháo, trong đó có phương pháp thụt cà phê như một cách để làm sạch ruột già khỏi tạp chất, vi khuẩn và chất thải tích tụ. Tuy nhiên, không có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh việc sử dụng thụt tháo vì lý do này. Đại tràng và các cấu trúc đường tiêu hóa khác đã có sẵn chức năng tự làm sạch một cách hiệu quả - đó là lý do tại sao quá trình tiêu hóa tạo ra chất thải (phân).
Thụt rửa ruột già còn đòi hỏi thực hiện trong môi trường, công cụ, dụng cụ và chất lỏng đưa vào phải đảm bảo vệ sinh, nhiệt độ, tính kích ứng... Các cơ sở y tế không được cấp phép hoặc không thực hiện đúng quy trình có thể đưa vi khuẩn có hại vào đường tiêu hóa của người bệnh. Đôi khi, lượng chất lỏng chảy ra từ quá trình thụt rửa đại tràng có thể cuốn trôi vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh ra khỏi ruột già.
Nguy cơ nguy hiểm nhất khi thụt tháo là chọc thủng ruột trong lúc đưa ống dẫn dịch rửa qua hậu môn vào trực tràng. Các triệu chứng sớm của thủng ruột bao gồm đau, sốt, ớn lạnh và buồn nôn. Thủng ruột là một trường hợp khẩn cấp và có thể gây tử vong.
Phương pháp giảm cân an toàn
Có nhiều cách tiếp cận tốt hơn để giảm cân bền vững và lành mạnh. Ăn nhiều trái cây và rau quả, tăng lượng chất xơ và nước, ngủ đủ 6-8 tiếng vào ban đêm và tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần. Một lối sống lành mạnh sẽ dẫn đến một hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lây truyền theo đường hô hấp, do virus sởi gây ra, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
VTV.vn - Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, diễn biến ô nhiễm không khí đã tăng dần, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
VTV.vn - Gần đây, trên thị trường xuất hiện phương pháp nuôi con thông minh độc đáo, với DHA thực vật từ tảo biển, giúp trẻ phát triển trí não mạnh mẽ và khả năng tư duy vượt trội.
VTV.vn - Trải qua 2 lần phẫu thuật u giáp nhưng khối u vẫn tái phát, người phụ nữ 35 tuổi quyết định thử các cách chữa dân gian như đắp lá và uống thuốc nam.
VTV.vn - Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận bé trai 25 tháng tuổi, sau khi nuốt phải một chiếc kim băng sắc nhọn, đặc biệt nguy hiểm đó là chiếc kim băng đã bật nắp bảo vệ.
VTV.vn - Ngừng thở, ngừng tim ngoại viện, tổn thương não nghiêm trọng, đó là tình trạng của bệnh nhân nữ 67 tuổi (Thanh Hoá) sau khi uống một loại bột để chữa viêm dạ dày.
VTV.vn - Hàng năm, cứ vào dịp lễ Tết, Khoa Phỏng-Tạo hình, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) tiếp nhận nhiều trường hợp phỏng nặng do tai nạn phát nổ khi tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Sau 3 ngày sốt, mệt mỏi, chị P.T.T.T. (39 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc) đi khám và được nhập viện.
VTV.vn - Ngày 6/1, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp tử vong nghi do bệnh dại tại huyện Krông Ana.
VTV.vn - Ngày 5/1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có thông tin về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người human metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận bệnh nhi 4 tuổi tử vong do bệnh ho gà. Đáng lưu ý, bệnh nhi chưa tiêm vaccine phòng bệnh có thành phần ho gà.
VTV.vn - Trong năm qua, nhiều cơ sở điều trị đã báo động về một bệnh giun đũa của loài chó lây sang người: bệnh ấu trùng giun đũa chó (Toxocara Canis).
VTV.vn - Hiện nay, trẻ đi học thường hay gặp một số các bệnh về mắt như: viêm kết mạc (đau mắt đỏ), viêm nhiễm mi mắt, tật khúc xạ.
VTV.vn - UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về phòng chống dịch bệnh năm 2025 và giao nhiệm vụ cho các đơn vị phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc tăng cường kiểm tra, giám sát mua bán, sử dụng sản phẩm từ hạt sang.