Ngày 18/11, Chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức về việc sử dụng kháng sinh có trách nhiệm tại Việt Nam bắt đầu với sự kiện truyền thông khởi động tại Ngôi nhà Xanh Một Liên Hợp Quốc. Với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kêu gọi các cá nhân, các nhóm, các tổ chức và cộng đồng thực hiện vai trò của mình để chấm dứt lạm dụng kháng sinh tại các bệnh viện, trang trại và tại mỗi hộ gia đình.
Hàng năm, Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh toàn cầu diễn ra từ ngày 18 - 24/11 nhằm nâng cao nhận thức về tình trạng kháng thuốc kháng sinh trên toàn cầu và khuyến khích các thực hành tốt nhất trong cộng đồng, lực lượng y tế và các nhà hoạch định chính sách để tránh sự xuất hiện và lây lan thêm của các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc.
Kháng kháng sinh xảy ra khi vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng kháng lại tác dụng của thuốc, khiến các bệnh nhiễm trùng thông thường khó điều trị hơn và làm tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong. Thuốc kháng sinh được sử dụng để chống lại bệnh tật ở người, động vật và thực vật và bao gồm các loại thuốc kháng sinh, kháng virus, kháng nấm và chống ký sinh trùng.
Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, thông điệp truyền thông của Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh toàn cầu là "Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm" nhằm kêu gọi mọi người hành động phòng chống kháng kháng sinh như một nguyên tắc bao trùm, được thể hiện bằng cách bảo vệ bản thân, xã hội và các thế hệ tương lai.
PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: "Hơn 1 năm qua, với diễn biến phức tạp của bệnh dịch COVID-19 tại Việt Nam, vấn đề nâng cao hiểu biết, nhận thức của mọi tầng lớp người dân về việc sử dụng thuốc kháng sinh 5 đúng (đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng đường dùng và đúng thời gian) càng cần thiết được nâng cao. Hơn bao giờ hết, việc đối phó với kiểm soát dịch bệnh cũng như phòng chống kháng thuốc ngày càng trở nên quan trọng. Các Sở Y tế các cấp, từ Trung ương đến địa phương cần tập trung hơn nữa, quyết liệt hơn nữa nhằm nâng cao, tối ưu hóa việc sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý góp phần vào công cuộc phòng chống kháng thuốc, trong điều trị và cho tương lai".
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn cho biết: "Việc lạm dụng kháng sinh trong ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt là mối quan tâm lớn, là nguy cơ làm xuất hiện và lây lan vi sinh vật kháng kháng sinh. Chúng tôi đã loại bỏ việc sử dụng chất kháng khuẩn để kích thích tăng trưởng và đang làm việc với các nhà sản xuất để duy trì sức khỏe, phúc lợi và năng suất vật nuôi. Chúng tôi kêu gọi các chuyên gia nông nghiệp và thú y chỉ sử dụng các chất kháng khuẩn chất lượng cao được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế và được bán do các nhà phân phối được ủy quyền".
"Tình trạng kháng thuốc kháng sinh là mối đe dọa cơ bản đối với sức khỏe con người và là một trong 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu mà nhân loại phải đối mặt. Lượng tiêu thụ thuốc kháng sinh trên toàn cầu ở người đã tăng lên trong hai thập kỷ qua, chủ yếu là do việc sử dụng kháng sinh ngày càng tăng ở các quốc gia có thu nhập thấp và thu nhập trung bình", Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho hay.
Theo TS. Remi Nono Womdim, Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam, tổ chức FAO hiện đang áp dụng phương pháp tiếp cận Một sức khỏe, kết nối với các ngành và lĩnh vực khác nhau nhằm hỗ trợ các chính phủ, các bên liên quan trong lĩnh vực này. Mục tiêu của FAO là duy trì hiệu lực kháng khuẩn và đảm bảo khả năng tiếp cận các loại thuốc kháng vi sinh một cách bình đẳng và bền vững, phục vụ việc sử dụng thuốc một cách có trách nhiệm và thận trọng trong lĩnh vực y tế, thú y và sức khỏe cây trồng.
Thuốc kháng sinh là một trong những phát minh quan trọng nhất của nhân loại. Chúng cho phép chúng ta sống sót sau những đợt nhiễm trùng do vi khuẩn nghiêm trọng gây ra. Tuy nhiên, nếu chúng ta tiếp tục lạm dụng và dùng không đúng cách, chúng ta có thể quay trở lại thời kỳ như một thế kỷ trước, chịu sự tác động của các mầm bệnh và không thể sống sót ngay cả khi bị nhiễm trùng thông thường.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Thời tiết đang trong những ngày giá lạnh, nhiệt độ thấp và không khí lạnh kéo dài là tác nhân khiến nhiều bệnh lý gia tăng, đặc biệt là đột quỵ.
VTV.vn - Người phụ nữ 25 tuổi, ở Hà Nội, bị biến dạng mũi, thủng mũi do căng chỉ nâng mũi sau 3 tháng thực hiện tại một cơ sở làm đẹp gần nhà.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận liên tiếp các ca bị đột quỵ. So với năm ngoái, mùa Đông năm nay số ca đột quỵ nhập viện đang gia tăng.
VTV.vn - Theo báo cáo, nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi tại Đồng Nai chiếm 12%, CDC Đồng Nai đề xuất mở rộng tiêm vaccine phòng sởi cho nhóm đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.
VTV.vn - Việc sở hữu một gương mặt thon gọn, thanh tú, hài hòa đường nét là mơ ước của các chị em. Không ai sinh ra đã được “trời ban” cho vẻ đẹp hoàn hảo, vậy đâu là giải pháp?
VTV.vn - Cụ bà 85 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng bị viêm phúc mạc toàn thể do thủng ổ loét dạ dày tá tràng được đưa đến cấp cứu muộn.
VTV.vn - Theo báo cáo từ Trung tâm Y tế TP Biên Hòa (Đồng Nai), trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận trường hợp bệnh nhi 12 tuổi tại phường Long Bình Tân mắc bệnh não mô cầu.
VTV.vn - Chỉ chưa đầy một tuần (từ ngày 14-18/12), trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã liên tiếp ghi nhận 5 bệnh nhi bị đa chấn thương do nổ pháo tự chế.
VTV.vn - Trong nhiều thế kỷ, rong biển chứa fucoidan đã được đánh giá cao vì đặc tính dinh dưỡng và trị liệu của chúng.
VTV.vn - Care For Việt Nam tham gia chương trình khám sàng lọc, phát hiện sớm, tư vấn đái tháo đường và tặng quà cho hơn 1.000 người dân tại 3 tỉnh Lào Cai, Nghệ An và Hà Nội.
VTV.vn - Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và Tạo hình - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận bệnh nhân nam 72 tuổi, bị chó cắn vào vùng mặt đứt rời phần môi dưới.
VTV.vn - Thời gian gần đây, tình trạng người bệnh bị xuất huyết não nhập viện tăng cao tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ).
VTV.vn - Một nghiên cứu của Đại học Michigan Mỹ đã tính toán chính xác thời gian mà các loại thức ăn nhanh phổ biến có thể làm giảm tuổi thọ của con người.
VTV.vn - Nghe nói ăn lá lộc mại chữa được táo bón, người phụ nữ 49 tuổi, ở Thu Cúc, Tân Sơn, Phú Thọ đã lấy lá về cuốn thịt lợn ăn.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhi H.Đ.K. (13 tháng tuổi, trú tại Yên Thành, Nghệ An) bị bỏng nước sôi bàn tay trái, kèm tình trạng nhiễm khuẩn.