Vai trò của công nghệ mới trong điều trị hiếm muộn

Phúc Thịnh, icon
02:00 ngày 06/09/2022

VTV.vn - Hơn 62% ca hiếm muộn khó, từng được khuyên đi xin trứng hoặc từ chối điều trị… đã có con nhờ các kỹ thuật mới ở IVF Tâm Anh.

Ở tuổi 42, chị Phạm Bích Vân lần đầu tiên được bế con, cho con bú, trở thành mẹ sau 15 năm hiếm muộn. Chị trải qua 4 lần kích trứng, gom từng noãn tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh (IVFTA HCM). Dù sau 4 chu kỳ chỉ được được 7 trứng, chị vẫn tạo được 5 phôi ngày 3 và có tin vui sau lần chuyển một phôi ngày 3 loại tốt.

"Không thể ngờ được ca vô sinh khó như chúng tôi mà vẫn được điều trị thành công", chị chia sẻ.

Vai trò của công nghệ mới trong điều trị hiếm muộn - Ảnh 1.

Những em bé khỏe mạnh chào đời bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. (Ảnh: BVĐK Tâm Anh)

Theo ThS.BS. Giang Huỳnh Như, Giám đốc IVFTA HCM, tại IVF Tâm Anh, nhiều trường hợp khó hơn chị Vân cũng đã sinh con khỏe mạnh ở độ tuổi thậm chí là 40 - 50, sau rất nhiều năm chạy chữa hiếm muộn ở nhiều trung tâm hỗ trợ sinh sản trên cả nước.

Thống kê trên thế giới cho thấy, tỷ lệ IVF thành công sẽ giảm đối với phụ nữ trên 35 tuổi. Độ tuổi bệnh nhân trung bình đến với IVF Tâm Anh là 38 - 39 tuổi, thậm chí có những bệnh nhân hơn 50 tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ IVF thành công ở IVF Tâm Anh hiện nay trung bình là 64,5%. Tỷ lệ thành công đạt 62,5% nếu tính riêng nhóm bệnh nhân trên 35 tuổi, thất bại làm tổ nhiều lần. Có những trường hợp phụ nữ có dự trữ buồng trứng suy kiệt chỉ còn 0,2, suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng; nam giới bị chẩn đoán vô tinh đã sinh con của chính mình khỏe mạnh.

"Đó là nhờ ngành điều trị hiếm muộn của Việt Nam đã sánh ngang cùng các nước trong khu vực và tiệm cận chất lượng thế giới. Y học phát triển cùng những công nghệ hiện đại đã mang đến niềm hy vọng mới cho hơn một triệu vợ chồng hiếm muộn tại Việt Nam rút ngắn hành trình tìm con", BS Giang Huỳnh Như cho hay.

Vai trò của công nghệ mới trong điều trị hiếm muộn - Ảnh 2.

Labo phôi học công nghệ cao, nuôi cấy phôi theo tiêu chuẩn ISO 5… đóng vai trò trọng yếu vào kết quả mang thai của khách hàng. (Ảnh: BVĐK Tâm Anh)

Theo BS. Huỳnh Như, để có được những con số lý tưởng trên, ngoài sự hỗ trợ của những kỹ thuật hiện đại còn nhờ chiến lược phát triển đồng thời 3 khía cạnh: vô sinh nam, vô sinh nữ và hệ thống labo.

Trong labo, các bác sĩ gom trứng, tạo ra nhiều phôi, tăng cơ hội để bệnh nhân có phôi tốt để chuyển, nhưng để có phôi tốt, cần phải có trứng tốt, tinh trùng tốt và phòng lab nuôi phôi tốt.

Cá thể hóa phác đồ điều trị kích thích buồng trứng, cũng như liệu trình điều trị cho từng bệnh nhân riêng biệt là xu hướng mới trên thế giới đã áp dụng và thành công. Hiện nay, phác đồ này được ứng dụng thường quy tại IVFTA, cho phép phụ nữ suy buồng trứng có thể thu được noãn chất lượng.

Trung tâm cũng có đội ngũ chuyên gia nam học tìm tinh trùng cho những người chồng mắc bệnh lý vô tinh, đồng thời duy trì chất lượng sống cho những ông bố trong tương lai. Với hệ thống kính hiển vi vi phẫu có độ phóng đại 30 lần, trường quan sát rộng, hình ảnh rõ nét, kính hiển vi đảo ngược với độ phóng đại hơn 200 lần, phòng lab với hệ thống nuôi cấy phôi cao cấp, họ có thể thực hiện các ca vi phẫu micro-TESE cho nam giới không có tinh trùng, tinh trùng bất động, với tỷ lệ thành công đến 80%.

Vai trò của công nghệ mới trong điều trị hiếm muộn - Ảnh 3.

Khoảng 30% bệnh nhân vô sinh nam do vô tinh, không có tinh trùng đã có con nhờ kỹ thuật vi phẫu micro-TESE. (Ảnh: Quỳnh Châu)

Theo BS Huỳnh Như, sự phát triển của giao tử (tinh trùng, noãn) và sự phát triển của phôi rất nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng với các tác nhân bên ngoài. Do đó, xu hướng nuôi cấy phôi bằng động học và trí tuệ nhân tạo đã được IVF Tâm Anh áp dụng trong điều trị. Hệ thống tủ nuôi cấy time-lapse tích hợp hệ thống camera ghi nhận toàn bộ quá trình phát triển, phân chia tế bào, cùng phần mềm trí tuệ nhân tạo AI là cánh tay đắc lực giúp chuyên viên có cơ sở đánh giá chất lượng phôi, cũng như tiên lượng khả năng đậu thai. Nhờ đó, IVFTA có thể chuyển một phôi duy nhất trong một lần, giảm tối đa nguy cơ đa thai, ngăn ngừa nguy cơ giảm thai, giảm nguy cơ sinh non, bệnh lý truyền máu song thai và nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm khác. Chiến lược chuyển một phôi ngày 5 chất lượng được áp dụng với gần 100% bệnh nhân tại tại IVF Tâm Anh.

"Với bác sĩ hỗ trợ sinh sản, trong những lần chuyển phôi, trên tay họ là một thiết bị vài gram, thao tác chỉ mất chừng 10 phút, nhưng đó là tất cả hy vọng của bệnh nhân, thậm chí là cả gia tài suốt nhiều năm dành dụm. Chúng tôi đo ni đóng giày cho từng người bệnh, để tăng hiệu quả điều trị, tiết giảm chi phí, điều ý nghĩa với những cặp vợ chồng có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, hiếm muộn lâu năm", BS Như cho biết.

Vai trò của công nghệ mới trong điều trị hiếm muộn - Ảnh 4.

Bác sĩ Giang Huỳnh Như (phải) đang chuyển phôi cho bệnh nhân hiếm muộn. (Ảnh: BVCC)

Hơn 15 năm trở về trước, nỗi ám ảnh mang tên "cây độc không trái, gái độc không con" đeo đuổi cuộc đời chị Vân. Trải qua tổng cộng 8 lần làm thụ tinh ống nghiệm (IVF) trong vòng 10 năm, chưa kể 4 lần bơm tinh trùng vào buồng tử cung, chị Bích Vân chưa từng một lần được nhìn thấy que thử thai báo hai vạch.

"Nhờ phác đồ cá thể hóa cùng công nghệ hiện đại và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, việc điều trị vô sinh giờ không còn vô vọng ngay cả với những bệnh nhân vô sinh lâu năm, thất bại chuyển phôi nhiều lần như chúng tôi, những người phụ nữ tưởng đã không còn hy vọng được làm mẹ", chị Bích Vân chia sẻ.

Hệ thống BVĐK Tâm Anh phối hợp cùng báo điện tử VnExpress tổ chức chương trình tư vấn "Vai trò của công nghệ mới trong điều trị hiếm muộn, tăng tỷ lệ IVF thành công" vào lúc 20h thứ 3, ngày 6/9.

Tuần tư vấn "Vô sinh không vô vọng" sẽ kéo dài từ ngày 6 - 13/9, với sự tham gia của PGS.TS.BS. Lê Hoàng - Giám đốc Trung tâm IVFTA Hà Nội, ThS.BS. Giang Huỳnh Như - Giám đốc Trung tâm IVFTA-HCM cùng đội ngũ cộng sự trong điều trị vô sinh hiếm muộn. Độc giả gửi câu hỏi tại đây để được các chuyên gia giải đáp chi tiết trong chương trình.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục