Dạ dày là cơ quan đảm nhiệm chức năng vô cùng quan trọng trong việc trao đổi chuyển hóa các chất thành năng lượng nuôi tế bào, duy trì mọi hoạt động sống của cơ thể. Dạ dày có khỏe mạnh thì cơ thể mới có thể khỏe mạnh. Thế nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay, số lượng người bị bệnh đau dạ dày ngày càng phổ biến. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày, một trong số đó, nguyên nhân từ vi khuẩn HP là khó nhận biết và rất nguy hiểm.
Vi khuẩn HP (tên đầy đủ là Helicobacter pylori hay H. pylori) là một loại vi khuẩn sống trong môi trường kị khí như niêm mạc dạ dày và để có thể tồn tại trong môi trường của acid dạ dày, vi khuẩn Hp tiết ra một loại enzyme tên Urease giúp nó trung hòa độ acid trong dạ dày.
Cụ thể là 90% số người bị viêm dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn HP. Tương tự, tỉ lệ này chiếm 75% - 85% trong bệnh loét dạ dày-tá tràng; còn trong biến chứng thủng do loét dạ dày - tá tràng thì sự hiện diện của HP chiếm 80% - 95% trường hợp.
Khi bị nhiễm vi khuẩn hp mà không có cách điều trị đúng, kịp thời có thể gây ra các hậu quả như sau, mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ tăng dần theo thời gian từ nhẹ đến nguy cơ tử vong cao.
- Viêm niêm mạc dày, xung huyết, viêm trợt...;
- Loét dạ dày hành tá tràng;
- Viêm loét dạ dày hành tá tràng;
- Ung thư dạ dày;
- Viêm đại tràng;
- Các bệnh khác như thiếu máu, tiểu đường, mất trí nhớ...
Chính xác bệnh dạ dày không lây nhưng vi khuẩn HP gây ra bệnh dạ dày lại lây từ người này sang người khác. Khuẩn HP có trong nước bọt, trong mảng cao răng hay trong niêm mạc dạ dày... nên với tập quán ăn chung bát, chung nước chấm... là cơ hội tuyệt vời để khuẩn HP phát tán cho người thân của mình. Do đó, rất nhiều trường hợp cả gia đình, vợ chồng và con cái đều có triệu chứng đau dạ dày.
- Lây nhiễm qua đường miệng: Vi khuẩn Hp tồn tại trong niêm mạc dạ dày người bệnh, tuy nhiên, chúng còn được tìm thấy trong nước bọt, mảng bám ở răng. Thói quen của người Việt Nam khi ăn uống là ăn chung mâm, dùng đũa gắp thức ăn từ bát chung, có 1 bát nước chấm chung... vì vậy nguy cơ lây nhiễm khuẩn HP là rất cao.
- Lây nhiễm qua đường dạ dày - dạ dày: Quá trình lây nhiễm này diễn ra khi thực hiện thao tác nội soi tại các cơ sở y tế. Nếu dụng cụ nội soi không được vệ sinh sạch, vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người có bệnh sang người lành.
- Lây nhiễm qua đường phân - miệng: Khuẩn HP tồn tại trong phân của người bệnh nên có thể lây nhiễm khi đi vệ sinh không rửa tay sạch, hoặc lây nhiễm qua các trung gian khác như côn trùng nếu chúng tiếp xúc với nguồn bệnh sau đó lại bám vào thức ăn.
- Ợ hơi;
- Đầy hơi;
- Buồn nôn hoặc nôn mửa;
Một số triệu chứng khi nhiễm khuẩn HP nặng:
- Đau bụng hay đau vùng thượng vị
- Buồn nôn hoặc nôn mửa kèm theo máu
- Đi ngoài phân đen
- Thiếu máu
- Mệt mỏi chán ăn tiêu chảy
- Ợ nóng
- Hơi thở hôi
- Ăn riêng bát, riêng đũa nếu trong gia đình có người nhiễm vi khuẩn HP;
- Tránh những thức ăn quá nóng, cay, chua, khó tiêu hóa.
- Không nên ăn đồ để quá lâu trong tủ lạnh;
- Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
- Nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa như: Bánh mì, ngũ cốc, các sản phẩm từ bột mì với trái cây và các loại hạt sấy khô; bông cải xanh và cải bắp; dầu ô liu; trà xanh...
Để phát hiện vi khuẩn hp bác sĩ dùng 4 phương pháp chính: Xét nghiệm máu; Kiểm tra phân; Kiểm tra hơi thở; Nội soi sinh thiết dạ dày.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bé trai 2 tuổi, vừa được Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) cứu sống do bị sốc sốt xuất huyết nặng tổn thương đa cơ quan, suy hô hấp phải thở máy.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công cho một bệnh nhân ngộ độc hóa chất thuốc trừ sâu.
VTV.vn - Chấn thương là điều khó tránh khỏi khi chơi bóng đá. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, ta có thể hạn chế được nhiều chấn thương đáng tiếc.
VTV.vn - Bé trai 12 tuổi (trú tại Đông Triều, Quảng Ninh) xuất hiện nôn máu tươi lẫn máu cục, đau bụng quanh rốn.
VTV.vn - Một ca cấp cứu khẩn cấp vừa diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), khi các bác sĩ kịp thời cứu sống nam bệnh nhân bị vỡ thận độ IV do tai nạn giao thông.
VTV.vn - Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) vừa phẫu thuật cắt túi mật, lấy ra hơn 170 viên sỏi trong túi mật bệnh nhân nữ.
VTV.vn - Trong 10 tháng đầu năm 2024, Khoa Nội Tiêu hóa - Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) tiếp nhận điều trị gần 120 ca viêm tụy cấp.
VTV.vn - Ngày 9/11, Bệnh viện Chợ Rẫy với sự đồng hành của Medtronic đã tổ chức chương trình Đào tạo Y khoa liên tục tại Đà Lạt nhằm nâng cao kiến thức tim mạch, cơ xương khớp.
VTV.vn - Tiến sĩ Amir Khan, một bác sĩ tại Anh, đã chia sẻ 5 vấn đề xuất hiện ở bàn chân có thể cảnh báo về sức khỏe.
VTV.vn - Bệnh viện E vừa tiếp nhận người bệnh nam (48 tuổi, Hà Nội) nhập viện do tai nạn giao thông, khi cấp cứu các bác sĩ phát hiện người bệnh bị đột quỵ não nguy hiểm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận điều trị cho một người bệnh bị dị ứng do thuốc nhuộm tóc.
VTV.vn - Đột nhiên mọc nhiều lông khắp toàn thân, bé H.Đ.H. (5 tuổi, Hà Nội) được đưa tới Phòng khám Đa khoa Medlatec Tây Hồ (Hà Nội) thăm khám phát hiện suy tuyến thượng thận.
VTV.vn - Bệnh nhân N.T.L. (77 tuổi), đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương vào tháng 5/2023 và được chẩn đoán có u tuyến vú trái nghi ngờ ác tính.
VTV.vn - Đau ống cổ tay là một trong những căn bệnh mà nhân viên văn phòng hay mắc phải vì ngồi quá lâu trước máy tính.
VTV.vn - Đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch.